Nguồn: Petrolimex - Đồ họa: vĩ cường - Ảnh: N.Khánh
Việc đặt ra quy định giá cơ sở trung bình 30 ngày và sự chậm trễ sửa đổi những điểm bất hợp lý trong nghị định 84 khiến nhiều người đặt câu hỏi: Ai được lợi?
Theo Tập đoàn Xăng dầu VN (Petrolimex), dù khẳng định điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường nhưng trên thực tế thời gian qua, một số thời điểm giá xăng dầu chịu sự điều hành của Nhà nước và doanh nghiệp phải duy trì dự trữ tối thiểu 30 ngày.
Vì vậy, khi giá thế giới tăng, giá trong nước chưa điều chỉnh kịp, việc nhập hàng và dự trữ khối lượng lớn sẽ mang lại rủi ro kinh doanh cho nhà nhập khẩu.
Tuy nhiên, khi giá thế giới giảm, giá trong nước cũng chưa được điều chỉnh kịp (như trường hợp diễn biến giá hiện nay - PV), doanh nghiệp có khả năng cải thiện tỉ suất lợi nhuận.
Còn trong trường hợp giá nhập không có nhiều biến động, nhà nhập khẩu cũng có tỉ lệ lợi nhuận ổn định trên tổng sản lượng tiêu thụ, dựa vào khoản lợi nhuận định mức mà Bộ Tài chính phân bổ.
Theo một chuyên gia trong ngành xăng dầu, việc duy trì cơ chế giá 30 ngày thực tế chỉ đem lại lợi ích cho một bộ phận doanh nghiệp.
Bởi khi bị lỗ thì doanh nghiệp lập tức đề nghị tăng giá. Trong khi giá thế giới giảm, người tiêu dùng không có công cụ giám sát, doanh nghiệp vẫn giữ giá bán mà hầu như không thấy có đơn vị nào đề xuất giảm giá bán lẻ.
Theo Tuổi Trẻ