Điển hình của trường hợp này là quyết định tăng lương cho các nghị sĩ tại Australia hồi tháng 7 vừa qua.
Amanda Vanstone, Cựu Bộ trưởng thời Thủ tướng John Howard, ủng hộ quan điểm tăng lương và cho rằng, các nhân vật cấp cao trong chính phủ và phe đối lập luôn làm việc hết sức cật lực nhưng thu nhập lại thấp hơn nhiều giới lãnh đạo trong các doanh nghiệp lớn.
Bà nói: “Các chính trị gia rất khó đòi tăng lương công khai và thường không bao giờ có chuyện người dân hoan nghênh ủng hộ tăng lương cho chính trị gia”.
Kevin Rudd đang là Thủ tướng đầu tiên của Australia nhận mức lương trên 500.000 USD/năm, sau khi kế hoạch tăng 2.4% lương cho các chính trị gia liên bang đi vào áp dụng. Lãnh đạo đảng đối lập Tony Abbott được hưởng mức tăng 10.267 USD, lên 352.517 USD/năm.
Thu nhập bình quân của lao động trung bình ở Australia là khoảng 72.000 USD/năm. Trong khi đó, lần tăng lương này sẽ giúp cho mức lương cơ bản áp dụng cho các nghị sĩ liên bang lên mức 195.130 USD.
Đây là mức khá cao, nhưng vấn đề đặt ra liệu nếu trả lương cho chính trị gia thấp hơn thì họ có làm việc ít trách nhiệm hơn hay không?
“Tôi nghĩ như vậy có lẽ có phần khắt khe với giới chính trị”, Giáo sư Timothy Besley thuộc Đại học Kinh tế Luân Đôn chia sẻ. “Thường thì các chính trị gia là những người có động cơ mạnh mẽ là muốn đóng góp”.
Tuy nhiên, Giáo sư Timothy Besley nói, nghiên cứu gần đây cho thấy, thu nhập có quan hệ nhất định với kinh nghiệm làm việc và phẩm chất của một chính trị gia thông thường và cũng ảnh hưởng đến thời gian người đó làm việc ở quốc hội.
“Một hậu quả của việc không trả lương gia xứng đáng cho chính trị gia là họ bỏ bê công việc hoặc muốn thôi việc”, ông nói. Do đó, bạn trả họ thấp hơn, thì bạn cũng có khả năng nhận được ít người tài hơn. Nếu bạn trả cho họ thấp hơn giá trị thị trường, bạn đơn giản khó có thể hấp dẫn những người tài mà bạn muốn họ tới làm việc.
Vậy giá trị thị trường được tính như thế nào?
Tại Singapore, Thủ tướng có thu nhập hơn 1,5 triệu USD/năm.
“Tôi sẽ không bao giờ trả họ nhiều như vậy”, Phó giáo sư Christopher Kam, ĐH British Columbia của Canada, nêu quan điểm.
Ông Kam tin rằng bằng cấp của chính trị gia có liên quan đến việc mức lương của họ so với phần còn lại của xã hội. Ông nói, phẩm chất và hiệu quả của các ủy viên hội đồng địa phương ở một số khu vực ở Brazil được cải thiện đáng kể bằng cách tăng lương của họ lên mức ngang với lương của tầng lớp trung lưu.
Nhưng nghiên cứu của ông cũng phát hiện, tại Canada, việc tăng lương cao cho các nghị sĩ quốc hội cũng không tạo ra sự khác biệt lớn.
“Ở Brazil, ủy viên hội đồng địa phương trước đây có lương bèo, còn ở Canada thì nghị sị quốc hội được trả lương khá hậu hĩnh.
“Họ kiếm được 160.000 USD mỗi năm. Số tiền đó không đủ đặt họ vào hàng 1% thu nhập cao nhất, nhưng có lẽ họ cũng trong tốp 2-3%”.
“Vậy nên việc tăng thêm 10.000-15.000 USD cũng không thực sự làm thay đổi nhiều vị trí của họ so với phần còn lại của nền kinh tế”.
Vấn đề nhạy cảm
Ba tháng sau khi các chính trị gia liên bang của Australia được hưởng đợt tăng lương lớn theo định kỳ, các thượng và hạ nghị sĩ tiếp tục nhận được khoản tăng thêm 3% nữa, con số này cao gần gấp đôi tỷ lệ lạm phát chính thức tại nước này.
Thượng nghị sĩ độc lập Nick Xenophon đã kêu gọi hủy bỏ quyết định tăng lương này ngay lập tức.
Các Bộ trưởng Martin Ferguson và Simon Crean chia sẻ với báo giới tại Canberra rằng việc tăng lương chỉ nên được thực hiện nếu năng suất, sản lượng của nền kinh tế được bảo đảm.
Ủy ban trọng tài về lương (Remuneration Tribunal) hồi tháng 3 đã thông qua kế hoạch lương định kỳ có hiệu lực áp dụng từ tháng 7/2013.
Lãnh đạo đảng Xanh Christine Milne nói rằng số tiền đó nên được sử dụng vào giải quyết những vấn đề bức bách nhất của đất nước.
Bà phân tích: “Khi chính phủ nói họ không có đủ tiền để giúp những người dân đang gặp khó khăn ở Newstart có được thêm 50 USD/tuần để duy trì mức thu nhập đủ sống, và mức lương tối thiểu thì chỉ tăng 17,10 USD/tuần, vậy nên nếu tăng 100 USD/tuần cho các chính trị gia thì nghe chừng khó hợp lý”.
“Nếu đất nước đủ tiền cho việc tăng lương này, họ cũng không nên bỏ quên những người dân nghèo nhất chứ”.
Thượng nghị sĩ Xenophon thì đi xa hơn, kêu gọi phải ngay lập tức bãi bỏ quyết định tăng lương này. Ông nói, việc tăng lương được thực hiện “đúng thời điểm không thích hợp nhất” và nó sẽ thổi bùng sự phẫn nộ của công chúng đối với các nghị sĩ.
Trung bình, mỗi chính trị gia nhận được khoảng lương tăng thêm 5,550 USD/năm, trong khi họ vừa được tăng lương thường niên 44.000 USD/năm.
“Việc tăng lương cho chính trị gia trong điều kiện bình thường thì không sao, nhưng nếu làm như vậy trong thời điểm đặc biệt khó khăn này thì thực sự khó hiểu”, nghị sĩ này nói trong một tuyên bố.
Theo ông, việc tăng lương diễn ra chỉ một tuần sau khi nghị viện tê liệt vì vấn đề tị nạn, và chỉ vài tuần sau khi ban hành thuế carbon, điều này chỉ càng làm dân chúng thêm bức xúc đối với các chính trị gia nói chung.