Tuần trước, hãng bia lớn nhất Thái Lan - Thai Beverage đã đề nghị mua 22% cổ phần công ty Singapore Fraser & Neave (F&N). Đồng thời, công ty của con rể chủ tịch ThaiBev cũng muốn sở hữu 8,6% cổ phần APB.
Tuy nhiên, Heineken và đối tác lâu năm F&N hiện nắm tới 82% cổ phần APB. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi, hãng này đã chào mua toàn bộ cổ phiếu APB mà F&N đang sở hữu với giá 4,1 tỷ USD.
Các chuyên gia nhận định APB có tầm quan trọng rất lớn
đối với hoạt động kinh doanh của F&N. Trong khi đó, ThaiBev của tỷ
phú giàu nhất Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi lại nuôi tham vọng gia
tăng ảnh hưởng ở châu Á nhờ thâu tóm.
Ngoài ra, sự tham gia của Kirin Holdings (Nhật Bản) với 15% cổ phần F&N cũng sẽ khiến Heineken gặp rất nhiều khó khăn trong thương vụ này.
Trong tình huống tồi tệ nhất, các cổ đông của F&N,
bao gồm cả Kirin Holdings có thể bỏ phiếu phản đối đề nghị của
Heineken.
Theo hãng nghiên cứu Nomura, bia chiếm tới 38% lợi nhuận phân khúc thực phẩm và đồ uống (F&B) tại hãng này. Vì thế, nếu bán APB, F&N sẽ phải trông chờ toàn bộ vào nước uống có ga và các sản phẩm từ sữa đang bán tại Đông Nam Á.
Một rắc rối nữa là ngoài F&N, Kirin cũng có thể sẽ trở thành cổ đông của APB. Ngày 23/7,Dow Jones Newswiresđưa tin gã khổng lồ về đồ uống Nhật Bản này đang thảo luận với một số ngân hàng về khả năng mua cổ phần của APB.
Cùng ngày, F&N thông báo họ đang cân nhắc về đề
nghị của Heineken và đã thuê Goldman Sachs làm cố vấn cho thương vụ này.
Theo giới quan sát, cả hai đối thủ Thai Beverage và
Kirin Holdings đều không muốn Heineken - hãng bia lớn thứ ba thế giới -
kiểm soát được APB.