Ủy ban châu Âu lên tiếng ủng hộ kế hoạch do 10 nước thành viên Liên minh châu Âu khởi xướng nhằm thiết lập chính sách thuế giao dịch tài chính để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ. Các nước thành viên bao gồm có Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha muốn thúc đẩy khoản thuế này sau khi không giành được lá phiếu ủng hộ từ các thành viên khác của Liên minh châu Âu.
Anh là quốc gia đã bày tỏ quan điểm phản đối loại thuế này gay gắt, cho rằng nó sẽ khiến thành phố Luân Đôn rơi vào khó khăn triền miên. Các nước còn lại đăng kí thuế là Áo, Bỉ, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Slovakia và Slovenia.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu, ông Jose Manuel Barroso bày tỏ thái độ vui mừng “Tôi rất hài lòng khi 10 quốc gia thành viên sẵn sàng tham gia vào chương trình thuế giao dịch tài chính (FTT). Loại thuế này có thể nâng cao doanh thu hàng tỷ euro cho các quốc gia thành viên trong những thời điểm khó khăn.
Đây là sự công bằng - chúng ta cần phải đảm bảo thiệt hại của cuộc khủng hoảng được chia sẻ bởi ngành tài chính thay vì đặt lên vai của các công dân bình thường”.
EU đã thất bại để đạt được thỏa thuận về thuế thương mại từ 27 nước thành viên, tuy nhiên các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha đã đồng ý thúc đẩy kế hoạch triển khai khoản thuế này. Một số bang cho rằng về nguyên tắc, họ sẽ không chống lại chính sách thuế này nhưng cũng sẽ không thực hiện nếu nó chưa được áp dụng trên tất cả trung tâm tài chính toàn cầu.
Ý tưởng loại thuế này là đặt một khoản phí nhỏ trong giao dịch tiền tệ, trái phiếu, cổ phiếu tại các ngân hàng và tổ chức tài chính. Mặc dù giá trị cước phí nhỏ nhưng số lượng giao dịch lớn có thể mang lại lợi nhuận đáng kể. Nếu loại thuế này được áp dụng trên toàn châu Âu, ủy ban dự đoán, tổng giá trị thuế có thể lên đến 57 tỷ euro.
Các chính phủ trên khắp châu Âu đã thực hiện quyết liệt các biện pháp thắt lưng buộc bụng để cắt giảm mức nợ, và các ngân hàng thuế được xem là giải pháp quan trọng để tăng doanh thu, đặc biệt là trong khi sự phục hồi kinh tế vẫn còn mong manh.