Với khoản nợ dài hạn tới hạn trả, Vinaconex đang vay ngân hàng nước ngoài hơn một nửa (khoảng 467,4 tỷ đồng), còn vay ngân hàng và quỹ trong nước gần 246 tỷ đồng.
Đơn vị: Tỷ đồng
Để giải quyết khó khăn trong hoạt động kinh doanh của đơn vị và có tiền trả các ngân hàng, theo báo cáo tình hình quản trị kinh doanh của Vinaconex, 6 tháng, HĐQT công ty đã họp tới 9 cuộc và ra 26 quyết định. Trong đó, có rất nhiều quyết định liên quan tới Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả, và thoái vốn tại các đơn vị thành viên.
Cụ thể, liên tục các Nghị quyết của Vinaconex ngày 28/2, 31/3, 9/4. 14/4, 4/5, HĐQT công ty đã thông qua việc tăng vốn điều lệ, kế hoạch sản xuất kinh doanh, bảo lãnh vốn vay cả năm cho Xi măng Cẩm Phả...
Cùng với đó, HĐQT Vinaconex cũng quyết định thoái vốn tại hàng loạt công ty, dự án như Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex Viettel, Công ty liên doanh TNHH phát triển đô thị mới An Khánh, Công ty Vinaconex Xuân Mai, Công ty Vinaconex Thanh Hóa. Công ty cũng đã quyết định thoái vốn và tài sản thuê tại Chợ Mơ, Dung Quất, tòa nhà Thời trang, Vinaconex Hoàng Thành, Vinasanwa, Sài Gòn Tây Bắc; chuyển nhượng cổ phần tại Vinaconex Hoàng Thành; phê duyệt giải thể ban quản lý nước Sông Đà, phê duyệt phương án chuyển nhượng cô phần của Tổng công ty tại Công ty cổ phần Vinaconex Dung Quất, Công ty cổ phần Vinaconex VCN...
Đơn vị: Tỷ đồng
Hiện, chưa có báo cáo cụ thể của Vinaconex về tiến độ thực hiện các nghị quyết của HĐQT. Nhưng theo báo cáo 6 tháng của chính đơn vị này, kết quả kinh doanh cũng không mấy khả quan. Theo đó, quý II, mặc dù VCG báo lãi gần 127,5 tỷ, tuy nhiên 6 tháng, lợi nhuận sau thuế của đơn vị này vẫn âm tới 757 tỷ đồng. Doanh thu và giá vốn hàng bán 6 tháng tương đương nhau, ở mức trên 1.500 tỷ đồng.