Lịch sử ngành ngân hàng Hoa Kỳ đã chứng kiến hàng loạt các vụ sụp đổ của các ngân hàng lớn, có tên tuổi trên thế giới. Có những cái tên từng vang bóng một thời nhưng nay chỉ còn là hoài niệm.
Continental Illinois National Bank (CINB)
Continental Illinois National Bank (CINB) tại thành phố Chicago, ngân hàng lớn thứ 7 của Mỹ vào cuối thập niên 1980. Đến tháng 5/1984, ngân hàng này bị phá sản. CINB đã thực hiện một kế hoạch phát triển nhanh (bành trướng tài sản) và đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng qua cách mua những khoản vay trong ngành dầu hoả từ một ngân hàng khác (nợ xấu và nhiều rủi ro).
Vụ phá sản này được xem là lớn nhất trong lịch sử phá sản ngân hàng của Mỹ thời điểm bấy giờ. Chính phủ Mỹ, thông qua Cơ quan liên bang Bảo hiểm tiền gửi, bơm vào 4,5 tỷ Mỹ kim và kiểm soát ngân hàng này. Cổ đông của CINB hầu như bị xoá sạch giá trị cổ phiếu của họ.Gần 7 năm sau, Chính phủ Mỹ bán hết phần của mình và Bank of America mua lại CINB vài năm sau đó. Những người giỏi nói láo và hay nói láo của CINB đã lãnh những án tù.
Kết luận điều tra vụ phá sản của Continental Illinois National Bank và gần phá sản của Credit Lyonnais Bank đều có một mẫu số chung khá lớn: Những nhóm người quản lý điều hành “giỏi nói láo và hay nói láo” đã trực tiếp góp phần xoá tên hai ngân hàng này.
Lehman Brothers
Định chế tài chính 158 năm tuổi phá sản hôm 15/9/2008. trước đó 1 năm, nó còn là ngân hàng lớn thứ tư nước Mỹ với số nhân viên lên tới hơn 26 nghìn. Thiệt hại mà ngân hàng này phải gánh chịu là kết quả của việc biến các khoản cho vay mua bất động sản thành các gói trái phiếu có gốc bất động sản đầy rủi ro cung cấp cho thị trường.
Khi nền kinh tế đi xuống, người vay tiền mua nhà không trả được các khoản vay mua nhà thì rủi ro tín dụng được chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục tín dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo. Khủng hoảng càng gia tăng khiến việc phát mãi tài sản càng tăng làm giá bất động sản càng giảm. Điều này có nghĩa giá trị tài sản đảm bảo của trái phiếu càng giảm và rủi ro tín dụng càng tăng.
Vòng xoáy khủng hoảng cứ tiếp tục như vậy, làm cho giá chứng khoán sụt giảm mạnh. Hậu quả là hàng loạt ngân hàng đầu tư, trong đó có Lehman Brothers, lần lượt báo cáo các khoản lỗ kinh doanh.
Giá trị vốn hóa đỉnh điểm khoảng 45 tỷ vào cuối năm 2007 của Lehman Brothers đã về số 0 chỉ sau gần 10 tháng, tạo nên một trong những vụ sụp đổ ngân hàng chóng vánh nhất.
Sự sụp đổ của Lehman Brothers tạo ra một cơn sóng thần thất nghiệp tại Wall Street với ít nhất 100 ngàn công ăn việc làm có nguy cơ bị dẹp bỏ, đồng thời tạo ra phản ứng tiêu cực cả thị trường chứng khoán thế giới.
Một tác động ngược chiều xem ra có vẻ có lợi là giá dầu thô thế giới đã giảm mạnh do sự lo ngại trên thị trường toàn cầu sau khi Ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ đồng thời những diễn biến tài chính làm tăng mối lo ngại đối với thể trạng của nền kinh tế Mỹ.
Fannie Mae và Freddie Mac
Fannie Mae và Freddie Mac, hai tập đoàn cho vay thế chấp lớn nhất đã bị chính phủ Mỹ thâu tóm, sẽ ngừng thu hồi nhà qua kỳ nghỉ lễ. Lệnh ngừng thu hồi nhà sẽ bắt đầu vào 26/11/2008, một ngày trước ngày Lễ Tạ Ơn tại Mỹ và kéo dài cho đến ngày 09/01/2009.
Tài sản lưu động của cả hai công ty này kết hợp lại lớn hơn 45% tài sản của ngân hàng lớn nhất Hoa Kỳ. Mặt khác, tổng khoản nợ của 2 công ty này kết hợp lại chiếm tới 46% tổng nợ trên toàn Liên bang.
Fannie Mae và Freddie Mac sở hữu 5,2 nghìn tỷ USD trong thị trường cho vay thế chấp bất động sản 12 nghìn tỷ USD của Mỹ. Hai tập đoàn công bố thua lỗ kỷ lục trong quý 3/2008. Freddie cho biết tập đoàn khẩn cấp cần 13,8 tỷ USD từ Bộ Tài Chính và Fannie cho biết họ cần đến hỗ trợ từ phía liên bang.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ căng thẳng công bốquyết định (ảnh: AFP)
Quyết định ngày Chủ nhật 7/9 của Chính phủ Mỹ: chi 200 tỷ USD để đoạt quyền kiểm soát
của hai ngân hàng bất động sản lớn nhất là Fannie Mae và Freddie Mac
như một cái phao bất ngờ ném cho những kẻ đang tuyệt vọng.
Sáng ngày thứ Hai 8/9/2008, khi thị trường châu Âu chưa mở cửa, thị trường chứng khoán châu Á đã có mức tăng vọt hiếm thấy. Chỉ trong buổi sáng, chỉ số Nikkei của Nhật tăng 3,4%, Kospi của Hàn Quốc lên 5,4%, Hang Seng của Hồng Kông lên 3,9%, chỉ số ở Đài Loan lên 5,6%, ở Ấn Độ lên 3,9%...
Chứng khoán của các ngân hàng còn lên mạnh hơn. Ở Úc, Bank of Australia lên 5,9%, National Australia Bank 7,8%. Ở Nhật, cổ phiếu của hai tập đoàn tài chính Mizuho vàMitsubishiUFJ mỗi nơi lên 12%, cổ phiếu của tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui lên đến 17%... tất cả chỉ trong một buổi sáng!