Đổ xô vào rừng hái cây kim cương bán cho Trung Quốc
Thời gian gần đây người dân trên địa bà huyện Kon Plông lại đổ xô vào rừng tìm hái cây kim cương, bán với giá trên 1 triệu đồng/kg.
Theo các chủ đại lý thu gom mua cây kim cương, việc thu mua cây này được các thương lái từ tỉnh Quảng Ngãi. Mỗi tuần, họ đưa xe ôtô lên gom hàng một lần. Toàn bộ cây kim cương được chở ra bán tại Hà Nội và sau đó được vận chuyển qua Trung Quốc tiêu thụ.
Cây kim cương hay còn gọi là lan lá gấm
Ngày 5/10, ông Đặng Thanh Nam - Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Plông (Kon Tum) cho biết, huyện đã triển khai cho các xã có phương án bảo vệ, tuyên truyền vận động bà con nhân dân trên địa bàn tập trung vào sản xuất, các ngành chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát ngăn chặn người dân vào rừng hái cây kim cương và các loại cây thảo dược khác.
Hái lá sương sâm... ra tiền triệu
Theo chị Cao Thị Yến Linh (xã Long Mỹ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), thì mỗi ngày gia đình chị thu nhập từ 500.000 – 1 triệu đồng 5.000m2 cây sương sâm. Điều đặc biệt, từ khi trồng loại cây này (từ 10 năm nay), chưa khi nào bị “ế”, mà các thương lái ở Bến Tre, Sài Gòn đặt mua hết với giá 100.000 đồng/kg sâm lông, 30.000 - 40.000 đồng/kg lá sâm trơn.
Còn ông Trần Quang Dõng sinh sống tại An Giang đã có kinh nghiệm trồng loại cây này gần 20 năm, chia sẻ: Số vốn đầu tư ban đầu cho 1.000m2 trồng được 4.500 cây sâm lông mất khoảng 7 triệu đồng. Sau 3 - 4 tháng thì có thể thu hoạch với sản lượng từ 250 – 300kg. Với giá bán 80.000 – 90.000 đồng/kg đảm bảo người trồng có lãi.
Người dân chăm sóc sương sâm tại vườn ở Bến Tre
Từ lâu, sương sâm là một loại thức uống giải khát được ưa chuộng, nhất là ở phía Nam. Nhận biết nhu cầu tiêu thụ sương sâm, cũng như để người tiêu dùng tiện lợi hơn, cơ sở Nam Giao (phường Phú Khương, TP.Bến Tre) đã có sáng kiến chế ra loại bột từ lá sương sâm.
Theo KS Đỗ Văn Công -Trưởng phòng Khoa học - Kỹ thuật Sở NNPTNT tỉnh Bến Tre thì sương sâm là loại cây trồng có thế mạnh của tỉnh. Nhưng so với một số loại hoa màu khác thì sương sâm có giá không cao hơn nhiều. Chính vì vậy, diện tích trồng cây này không lớn, không tập trung và chỉ mang tính bột phát. Do vậy, không nên lo ngại việc người dân bùng phát trồng quá nhiều loại cây này.
Buôn lá làm hàng cho quả: Kiếm 15 triệu/tháng
Dạo chợ đầu mối Long Biên vào sáng sớm, rất dễ thấy ngay lối vào cổng chợ có hàng chục điểm bày bán tràn lan các loại lá cây tươi, giá chỉ vài nghìn đồng/bó - tùy loại, rất hút khách. Người nào mua cũng vài ba bó mà chẳng bao giờ có chuyện mặc cả thêm bớt.
Chị Nguyễn Thị Tuyến quê ở Đông Anh (Hà Nội), chuyên bán lá cây ở chợ này, cho biết, người ngoài nhìn vào thì chẳng thể hiểu được những bó lá này có thể dùng vào việc gì, nhưng với dân buôn hoa quả thì là thứ không thể thiếu để làm hàng để các sạp quả trông tươi ngon, đẹp mắt hơn.
Chị Tuyến tiết lộ, một người buôn hoa quả chỉ cần lấy 3 - 5 bó, mỗi ngày chị cũng bán được tầm 100 - 300 bó lá cây. Ngày rằm, mùng một hàng tháng, hoa quả về chợ đầu mối nhiều, dân buôn lấy với khối lượng lớn, nhu cầu dùng lá cây "trang điểm" cho hoa quả cũng tăng lên - những hôm đó chị có thể bán tới 500 bó lá cả loại to lẫn loại nhỏ.
"Lá lim hay xà cừ giá đều giống nhau. Bó to giá 5.000 đồng, bó nhỏ giá chỉ 2.000 đồng. Dân buôn hoa quả chẳng ngại bỏ ra 10.000 - 30.000 đồng để mua mấy bó lá". Tính ra, thu nhập trung bình mỗi tháng vào khoảng 15 triệu đồng.