Tại Việt Nam, phi công được chia thành phi công dân dụng và phi công quân sự. Đối với phi công dân dụng, thời gian đào tạo trung bình khoảng 3-4 năm.
Để đào tạo lái chính phải mất 7-9 năm, trong đó có 2 năm học cơ bản, 1 năm học chuyển loại thành lái phụ.
Từ lái phụ lên lái chính phải có hàng nghìn giờ bay và 5 năm tích lũy kinh nghiệm. Nếu tự túc, chi phí để theo học giấc mơ bay cũng là một con số khổng lồ, dao động từ 1,5-2,5 tỷ đồng.
Dưới đây là một số hình ảnh về quá trình đào tạo phi công tại Việt Nam. Dù chưa đầy đủ, nhưng phần nào đó giúp độc giả hình dung rõ hơn về nghề nghiệp đầy sức hút này.
Mô hình máy bay Airbus phục vụ công tác huấn luyện phi công và tiếp viên tại Trung tâm huấn luyện bay.
Luyện tập thể dục thể thao - công việc thường xuyên nhằm tăng cường sức khỏe cho phi công.
Tại Trung đoàn Không quân 923 (Sư đoàn 371), phi công bắt buộc tập thể thao hàng để nâng cao thể lực.
Bài tập kiểm tra tiền đình là một trong những bài tập căng thẳng nhất. Học viên được ngồi mâm xoay tròn với tốc độ 40 -60 vòng/phút. Sau mấy phút trên mâm, ứng viên bước xuống và được yêu cầu đi trên một đường thẳng.
Học viên được học tại thiết bị mô phỏng buồng lái ở Trung tâm huấn luyện bay ở TPHCM. Đây là loại thiết bị huấn luyện hiện đại để huấn luyện, kiểm tra và gia hạn phê chuẩn năng lực khai thác của phi công thương mại.
Bên trong thiết bị mô phỏng buồng lái.
Trước khi lái chính, học viên tập lái tại mô hình cabin của máy bay Yak-52 ở trường Sĩ Quan không quân.
Phi công làm quen với khí tài mới trên mô hình 3D tại phòng tập (tỉ lệ 1:1).
Các phi công trong buổi học thực hành.
Thực hành tình huống thoát hiểm khẩn cấp từ máy bay.
Học viên trải nghiệm các tình huống khẩn cấp trên máy bay mô hình, như rung lắc dữ dội khi qua vùng khí hậu xấu...
Học viên phi công của Trung tâm huấn luyện bay thực hành trên mô hình
Học viên phi công của trường Sĩ quan Không quân thực hành huấn luyện bay mô phỏng.
Điều khiển máy bay ra đường băng, chuẩn bị thực hành chuyến bay đơn.