Lý giải về sự khác thường này, theo ông Trần Quý, Trạm trưởng Khuyến nông huyện Sơn Tây:
Cây mắc ca giống đang trồng tại địa phương là cây ghép, với phần gốc là của cây non và phần thân là cành, nhánh của cây đã trưởng thành.
Vì vậy độ tuổi của các cây giống không đồng đều. Vì vậy một số cây mới được trồng vài tháng, thế nhưng đã ra hoa, thay vì phải chờ 2-4 năm. Tuy nhiên số hoa này sẽ tàn rụng mà không đậu quả.
Được biết sau một thời gian tìm hiểu thực tế và đánh giá thổ nhưỡng, khí hậu, vào tháng 9.2014, chính quyền huyện Sơn Tây đã quyết định trồng thí điểm mắc ca tại 3 xã là:
Sơn Bua, Sơn Liên và Sơn Long, với diện tích là 2ha/xã, tổng kinh phí lên đến 1,3 tỉ đồng.
Tại lần đi kiểm tra thực tế trồng cây mắc ca ở Sơn Tây vào đầu năm 2015, ông Lê Viết Chữ - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ; đồng thời đánh giá cao sự năng động của Sơn Tây trong việc đưa các mô hình mới vào thực hiện.
Đồng thời ông Chữ chỉ đạo cho Sơn Tây cần phối hợp với các cấp ngành chuyên môn của tỉnh, tham khảo ý kiến của các nhà khoa học... để có sự hỗ trợ, đánh giá khoa học.
Trên cơ sở đó có đề xuất để phát triển, nhân rộng phù hợp khi mô hình thành công.