Nỗi khiếp sợ mang tên thực phẩm Trung Quốc

thanhthao |

Điều đáng buồn là hầu hết các thực phẩm bấn, gây nguy hại cho sức khỏe người dân lại được nhập từ phía Trung Quốc.

An toàn thực phẩm luôn là một vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội. Đã có không ít những vụ việc đáng tiếc xảy ra chỉ vì vấn đề mất vệ sinh thực phẩm này. Tuy nhiên, một điều đáng buồn là dù có tuyên truyền, vận động, thậm chí nhà nước đã xử dụng những biện pháp mạnh me như phạt hành chính, tiêu hủy sản phẩm không đạt tiêu chuẩn nhưng dường như nó vẫn chưa đủ sức răn đe những người kinh doanh.

Chỉ vì chạy theo lợi nhuận mà không ít các tiểu thương đã vô tình "giết hại" chính đồng loại, dân tộc của mình. Trong thời gian gần đây, hàng loạt các vụ "bê bối" liên quan đến thực phẩm làm rúng động cả xã hội. Điều đáng buồn hơn nữa là các sản phẩm này lại đều có xuất xứ từ nước láng giêng tốt của Việt Nam là Trung Quốc.

Cách đây một vài năm, người dân Việt hoảng loạn với tình trạng nội tạng lợn, bò, dê, chân gà... ướp hóa chất độc hại từ Trung Quốc được nhập lậu ồ ạt về Việt Nam. Những loại thực phẩm này dân Trung Quốc không thèm ăn vẫn đang ngày ngày chảy qua biên giới, rồi ồ ạt về các đô thị.

Tất cả hàng chân, cánh gà Trung Quốc đều được tẩm "chất gì trăng trắng". Không những thế, nội tạng động vật còn được ngâm hẳn trong hóa chất. "Thịt đang mềm oặt, hôi, nhưng sau khi nhúng vào, sờ tươi nguyên, không còn mùi gì hết", một dân buôn cho biết.

Từng vào sâu nội địa Trung Quốc để "săn" hàng, Tuyến kể: "Chủ loại hàng nội tạng động vật trước tôi định bắt tay là một tư thương nhỏ người Trung Quốc thiểu số. Hàng của nó, nói thật, toàn hàng tồn, hàng bệnh từ các nơi. Mua về, hàng để phệt ngay xuống sàn ximăng. Vài thằng ngồi lọc, cái nào hôi, nát quá dành để cô nước dùng bán cho các tiệm lẩu, phở. Hàng nào còn tạm sẽ được nhúng vào thùng hóa chất. Lúc gần về, thấy một con chuột bị đuổi sa vào, được vớt ra ngay nhưng lát sau đã lăn ra chết!".

Từ lời kể của đầu lậu này chúng ta đã hiểu được phần nào mức độ nghiêm trọng cũng như nguy hiểm một khi những chất độc hại này theo thức ăn vào trong cơ thể người.

noi-khiep-so-mang-ten-thuc-pham-trung-quoc

Trong khi sự việc này chưa nguôi ngoai thì mấy tháng gần đây, người dân trong nước lại hoảng loạn trước thông tin Táo Trung Quốc được bọc bằng giấy có thuốc sâu.

Những quả táo Fuji đẹp, giòn, ngọt xuất xứ Trung Quốc rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Nhờ giá thành rẻ hơn so với các loại khác nên mặt hàng này bán khá chạy.

Tuy nhiên, để có được hình thức bắt mắt để thu hút thị hiếu của người tiêu dùng cũng như vì chạy theo lợi nhuận mà những người làm vườn Trung Quốc đã không ngại ngần "đầu độc" người tiêu dùng bằng cách phủ bọc nhựa tẩm bột có hại cho sức khỏe người dùng để giữ màu sắc tươi đẹp cho táo. Chất bột trong các bọc nhựa kia chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen) có thể gây ra những triệu chứng ngộ độc như co giật, sốt, bất tỉnh, ói mửa).

Chưa khỏi hoàn hồn với thông tin táo bẩn, dân thành thị lại một phen hú vía với "nạn" gà thải đến từ nước bạn Trung Quốc. Trong thời gian gần đây, tại các chợ đầu mối, đặc biệt là các khu chợ trên địa bàn Hà Nội, tình trạng gà nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ được bán ồ ạt với giá rẻ đến bất ngờ.

noi-khiep-so-mang-ten-thuc-pham-trung-quoc

Chợ gia cầm Hà Vĩ bán gà có gà công nghiệp rẻ nhất chỉ dao động khoảng 20 đến 25 nghìn đồng/kg. Gà mía Bắc Giang thì giá 65 nghìn đồng/kg. Gà mía Trung Quốc có giá 45 đến 50 nghìn đồng/kg.
Còn gà mía Trung Quốcda giòn, thịt dai, trọng lượng lại bé rất giống với đặc điểm gà ta "xịn" nên lái buôn gà cứ nhập nhèm lẫn lộn. Giá chỉ có 38 nghìn đồng/kg và được nâng lên thành 80 nghìn đồng/kg làm sẵn,còn gà lông thì 70 nghìn đồng/kg.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là những con gà này là giống gà bị thải loại, phía Trung Quốc không dùng nên đã tìm cách bán tháo ồ ạt vào thị trường nước ta. Hơn nữa, những chú gà này đều đã được tiêm một loại thuốc mà theo các chủ buôn là để gà có khả năng chống dịch bệnh. Không rõ dân Trung Quốc đã "phòng bệnh" cho gà như thế nào để đến nỗi trên cơ thể chúng còn đầy tàn tích: đầy vế sưng, tấm tấm nốt trên da.
Thiết nghĩ, những người kinh doanh chỉ vì lợi nhuận mà đem "bán linh hồn cho quỷ" như vậy thì thật đáng lên án. Để giải quyết triệt để vấn nạn này, trước tiên người sản xuất hãy đề cao lương tâm nghề nghiệp cũng như cần có những nhận thức đúng đắn về tác động cũng như sự nguy hại của thực phẩm bẩn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại