Chiều nay, thống đốc ngân hàng ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình có phiên trả lời chấp vấn đại biểu quốc hội về vấn đề nợ xấu và kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng.
Khi trả lời câu hỏi của đại biểu quốc hội về việc có nhiều số liệu khác nhau về nợ xấu 4,4%, 8% trong khi đó trong các số liệu của quốc tế thì cho rằng nợ xấu của Việt Nam là 13%, thống đốc cho rằng những con số đó không có gì là chênh lệch hay không đúng.
Theo giải trình của ông Bình, nguyên nhân có những con số khác nhau đó là do trước đây, ở Việt Nam thường có 2 số liệu thống kê là số liệu của ngân hàng nhà nước và số liệu thống kê do ngân hàng báo cáo. Nhưng hiện tại, các công ty kiểm toán quốc tế cũng bắt tay vào việc kiểm tra, thống kê nên có những số liệu khá khác biệt giữa các bên tiến hành kiểm tra.
Từ 2005, ngân hàng ban hành quy định mới về vấn đề nợ. Theo đó, nợ được chia là 5 nhóm: nợ bình thường không quá thời hạn được xếp vào nợ nhóm 1, nợ quá 10 - 90 ngày là nợ nhóm 2, nợ quá 90 - 180 ngày được xếp vào nợ nhóm 3, nợ quá hạn 180 - 360 ngày la nợ nhóm 4, nợ trên 360 ngày là nợ nhóm 5.
Theo ông Bình, việc đánh giá của các tổ chức kiểm toán phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chủ quan của người đnáh giá. Theo đó, 1 tổ chức tín dụng có nhiều nhóm nợ khác nhau nhưng họ thường áp mức nợ cao nhất cho toàn bộ nhóm nợ của toàn bộ tổ chức tín dụng đó nên con số nợ xấu của các tổ chứ tín dụng do các tổ chức kiểm toán ban hành luôn cao hơn so với số liệu trong nước.
Thống đốc cũng cho biết thêm rằng ngân hàng nhà nước hiện cũng có những biện pháp giảm sát từ xa, thanh tra nợ xấu để biết thực trạng về nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Và ông cũng giải thích thêm rằng năng lực và nhân lực của ngân hàng không thể tiến hành thanh tra thường xuyên mà chỉ tiến hành thanh tra định kỳ.