Giá 122 hàng hóa và dịch vụ được so sánh trong số 72 thành phố ở 58 quốc gia trong các cuộc khảo sát ở những nơi đắt đỏ nhất trên thế giới, phát hành ngày 14 tháng 9.
Mặc dù Oslo là nơi đắt nhất để sinh sống, các cư dân của ở đó không nhất thiết phải giàu có. Thành phố này chỉ xếp hạng tư khi nói đến mức lương trung bình và sức mua của người dân.
Zurich là quốc gia được xếp hạng cao nhất đối với sức mua của người tiêu dùng, tiếp theo là Sydney và Lúc-xăm-bua, có nghĩa là mức lương ròng làm việc hàng giờ của những lao động trong các thành phố có thể mua được hầu hết các loại hàng hoá và dịch vụ.
"Một công nhân ở Zurich có thể mua một chiếc iPhone sau khi làm việc 22 giờ. Tại Manila thì phải mất khoảng 20 lần thời gian đó", ngân hàng UBS cho biết.
Ngược lại, các thành phố với chi phí thấp nhất cho cuộc sống là Delhi và Mumbai. Mức trung bình người lao động trong các thành phố của Ấn Độ nhận được là khoảng 6% tiền lương trung bình của người lao động ở Zurich.
Nếu nói về giá thực phẩm thì Tokyo là thành phố đắt đỏ nhất, tiếp theo là Zurich và Geneva. Các mặt hàng thực phẩm được khảo sát không được nêu rõ, nhưng trong giỏ hàng của 39 sản phẩm có chi phí 928 USD ở Tokyo, 715 USD tại Geneva và 704 USD tại Zurich. Ở Mumbai chi phí mất khoảng 186 USD.
Các thành phố lớn bị tụt hạng trong danh sách các thành phố đắt đỏ là New York, ở vị trí thứ sáu, và Hồng Kông, ở vị trí 32.
Tuy nhiên, danh sách này không xem xét đến việc trả tiền thuê nhà vào chi phí sống ở những thành phố này. Nếu tính cả tiền thuê nhà thì, sau Dubai, hiện đang ở vị trí 22, New York và Hồng Kông sẽ di chuyển lên đầu danh sách của hầu hết các thành phố đắt đỏ.
Danh sách 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới:
1. Oslo, na Uy
2. Zurich, Thụy Sỹ
3. Tokyo, Nhật Bản
4. Geneva, Thụy Sĩ
5. Copenhagen, Đan Mạch
6. New York City, Mỹ
7. Luxembourg
8. Stockholm, Thụy Điển
9. Caracas, Venezuela
10. London, Anh