Dưới đây là 7 doanh nhân thành đạt, đều thành công ở tuổi ngoài 40 được trang web uy tín của Mỹ - Therichest bình chọn:
Henry Ford
Henry Ford là một trong những doanh nhân thành công nhất của thế kỷ 20. Cha mẹ ông luôn hi vọng ông có thể tiếp quản trang trại của gia đình.
Tuy nhiên, năm 16 tuổi, ông đã bỏ nhà ra đi và đến làm thợ máy ở Detroit (Mỹ). Ông giữ chức kĩ sư trưởng khi chỉ mới 30 tuổi. Nhưng phải mất thêm 10 năm sau đó, ông mới thành lập được công ty ôtô Ford.
Một trong những chiếc xe đầu tiên được sản xuất tại nhà máy là Model T. Đây được coi là thành công lớn sao bao nỗ lực của Henry Ford. Dựa trên dây chuyền lắp ráp tiên tiến, khả năng sản xuất đại trà mà công ty ông có thể bán ra thị trường những chiếc ôtô giá rẻ. Mặc dù là một người khá bí ẩn nhưng Henry Ford vẫn là một ví dụ điển hình trong những doanh nhân gặt hái nhiều thành công về sau.
Gary Heavin
Gary Heavin là giám đốc điều hành của công ty Curves International. Trở lại hoạt động từ năm 2004, công ty của ông luôn xếp vị trí đứng đầu trên thế giới, với hơn 10.000 chi nhánh. Ông cũng được ghi tên trong sách sách kỷ lục Guinness với danh hiệu người phát triển thương hiệu nhanh nhất.
Gary bắt đầu mở cửa hàng khi ông 40 tuổi. Chính những lần thất bại trong cuộc sống đã đem lại cho ông nhiều bài học và dẫn đường đến với thành công ngày hôm nay. Gary là một tấm gương tuyệt vời về những thất bại mà con người phải đối mặt trước khi đi đến thành công.
Wally Blume
Năm 57 tuổi, Wally Blume đã từ bỏ công việc trong một doanh nghiệp để bắt đầu thành lập công ty riêng. Denali Flavors là một trong những công ty bán kem nổi tiếng nhất ở Mỹ. Mỗi năm, ước tính công ty thu về khoảng 80 triệu USD.
Trong những năm buôn bán trước đó, Blume đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm và tiếp thu nhiều kiến thức cần thiết để phát minh ra hương vị kem độc đáo của mình.
Ray Kroc
Dự án kinh doanh của Ray Kroc chỉ thực sự thành công khi ông bước vào độ tuổi 52. Ông đã gặp anh em nhà McDonald's khi đang bán máy chế biến sữa ở California. Ông thực sự ấn tượng với chuỗi nhà hàng của họ và tự hỏi rằng liệu ông có thể xây dựng được một thương hiệu nổi tiếng như vậy hay không.
Mọi việc diễn ra khá thuận lợi khi không lâu sau đó, ông đã mua được công ty McDonald's. Thành công bước đầu này giúp ông có thêm động lực để phát triển thương hiệu ra toàn thế giới.
Hiện tại, McDonald's đang là chuỗi nhà hàng bán bánh humburger lớn nhất thế giới, với lợi nhuận hàng năm đạt 5,5 triệu USD.
Harland David Sanders
Harland David Sanders có lẽ là ví dụ điển hình nhất của một doanh nhân đạt nhiều thành công ở tuổi 65. Ông cũng là nguồn cảm hứng cho những ai muốn để lại dấu ấn của mình trên thế giới.
Sanders đã làm rất nhiều công việc như bán bảo hiểm, phụ rèn, nông dân, người điều khiển tàu hơi nước, lính cứu hỏa, công nhân đường sắt và nhân viên bán hàng. Năm ông 60 tuổi, ông thử thách bản thân mình bằng việc bán đồ ăn.
Cuộc đại suy thoái về kinh tế khiến ông rơi vào tình trạng bế tắc. Thời điểm đó, ông thậm chí còn không có mặt bằng để kinh doanh. Do đó, ông đã lấy chính ngôi nhà của ông làm nơi phục vụ bữa ăn cho khách.
Sau đó, ông đã phát triển công thức bí mật đối với món gà rán. Chính công thức này đã giúp món ăn của ông trở nên phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. KFC (Kentucky Fried Chicken - Gà rán Kentucky) là hệ thống nhà hàng phục vụ món gà rán lớn nhất thế giới. KFC hiện có 18.000 cửa hàng trên 120 quốc gia, nổi tiếng thứ 2 trên thế giới sau McDonald's.
Jack Weil
Jack Weil vẫn tiếp tục vị trí giám đốc điều hành cho đến khi ông qua đời năm 2008 ở độ tuổi 107. Do đó, ông thực sự là nhân vật đang chú ý. Công ty của ông có tên là Rockmouth Ranch Wear, chuyên bán quần áo và đồ dùng cá nhân cho các cowboy (những anh hùng thích đi phiêu lưu).
Năm 1946, khi ông 45 tuổi, ông đã mở cửa hàng bán quần áo đầu tiên. Sau đó, ông dần xây dựng và phát triển công ty cho đến khi trở thành một trong những nhà cung cấp chính các dụng cụ cho cao bồi trên thế giới. Năm 2005, quần áo của ông được sử dụng trong bộ phim nổi tiếng Brokeback Mountain.
Reid Hoffman
Năm 1990, Reid Hoffman tốt nghiệp trường Cao đẳng Stanford. Mặc dù không có ý tưởng nhưng ông mong muốn làm một điều gì để thay đổi thế giới. Mãi đến 12 năm sau, ông quyết định trở thành một doanh nhân. Trong thời gian này, ông làm việc cho các công ty công nghệ thông tin như Fujitsu và Apple eWorld .
Năm 1997, ông đã sáng lập ra một trang web doanh nghiệp truyền thông xã hội có tên là SocialNet.com.
Tuy nhiên, việc kinh doanh của ông không đem lại nhiều thành công. Năm ông 35 tuổi, sau khi đồng sáng lập trang mạng định hướng kinh doanh LinkedIn, ông mới gặt hái được nhiều thành công. Hiện tại, trang web của ông có hơn 259 triệu người dùng.