Theo chị Tuyết Lan (Q.7, TP.HCM), một cửa hàng bán cà phê đã từ chối thanh toán voucher giảm giá vẫn còn thời hạn của Nhóm Mua. Tương tự, chị Ngọc Huệ (Q.10) cho biết voucher mua đồ lót của chị không được tính giảm giá mặc dù vẫn còn trong thời hạn hiệu lực.
Tương tự, trong ngày 15/11, Sumo BBQ, nhà hàng Hương Sen, nhà hàng 3
con cừu và nhiều nhà cung cấp đang rao bán voucher uống cà phê, quần áo,
khóa học... đã từ chối thanh toán bằng voucher của Nhóm Mua. Các nhà
cung cấp này cho biết đều nhận được yêu cầu tạm dừng hoạt động của Nhóm
Mua.
Đại diện của Sumo BBQ cho biết, hãng sẽ tạm dừng cung cấp dịch vụ với mọi khách hàng đến sử dụng voucher của Nhóm Mua.
Nhiều nơi từ chối voucher của Nhóm Mua
Trước đó, ngày 13/11, phía Sumo BBQ lại xác nhận voucher của Nhóm Mua vẫn sẽ được sử dụng bình thường.
Nhà hàng Hương Sen cũng cho biết nhận được yêu cầu từ phía Nhóm Mua tạm dừng hoạt động thanh toán bằng voucher với lý do tương tự.
“Phía Nhóm Mua cho biết họ đang bị lỗi hệ thống và yêu cầu nhà cung cấp ngừng thanh toán bằng voucher cho đến hết tuần”, đại diện nhà hàng Hương Sen cho biết.
Khi được hỏi, nhà hàng 3 con cừu cũng cho câu trả lời tương tự. Nhiều nhà cung cấp đang rao bán voucher uống cà phê, quần áo, khóa học cũng cho biết từ chối thanh toán bằng voucher của Nhóm Mua.
Chưa có số thống kê rõ ràng nhưng ước tính, số lượng thẻ giảm giá mà Nhóm Mua đã bán ra (còn trong thời hạn sử dụng) lên đến con số hàng triệu. Đa số các thẻ giảm giá sẽ có thời hạn sử dụng từ 2 - 3 tháng.
Về quyền lợi của khách hàng, đại diện của nhà cung cấp cho biết trong trường hợp voucher không được thanh toán, phía Nhóm Mua sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc bồi thường cho khách hàng.
Trao đổi với PV chiều 15/11, ông Kyle Phạm, giám đốc Công ty Nhóm Mua, thừa nhận có tình trạng nhiều đối tác từ chối thanh toán cho khách hàng đã mua voucher của công ty.
“Có thể do họ hoang mang vì nhiều thông tin nhiễu loạn và không liên lạc được với công ty trong mấy ngày qua, website của công ty đã bị đóng nên họ càng hoang mang không dám tiếp nhận các voucher vì sợ không được thanh toán” - ông Kyle Phạm nói.
Hiện đơn vị vẫn đang liên lạc với các đối tác để khẳng định mọi giao dịch sẽ tiếp tục bình thường, các voucher còn hạn sử dụng vẫn có hiệu lực thanh toán, nếu khách hàng không cảm thấy an toàn có thể liên lạc với công ty để hoàn lại tiền.
Ông Kyle Phạm cho biết các kỹ thuật viên đang khắc phục sự cố trên website để trong tuần này sẽ hoạt động trở lại.
Mấy ngày trở lại đây, thông tin về công ty Nhóm Mua bị cảnh sát kinh tế phong tỏa và trang web của công ty này bị ngưng trệ, không hoạt động. Nhiều người dân cũng như các nhà cung cấp dịch vụ cảm thấy hoang mang bởi đã mua các phiếu giảm giá, mặt hàng của công ty này. Trong
mấy ngày vừa qua, hoạt động của công ty không hoạt động vì vướng“lùm
xùm” trong chính nội bộ công ty. Trước đó, CEO của công ty thuộc về ông
Trần Đức Thắng, hay còn gọi là Tom Trần nắm giữ. Đây cũng chính là người
đã sáng lập ra Nhóm Mua. Vào ngày 12.11.2012, công ty đã bãi nhiệm chức
vụ của ông Thắng và ông Vũ Thành Trung - người đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch
hội đồng Quản trị. Lý do bãi nhiệm hai vị trí hàng đầu của
công ty Nhóm Mua là vì trong quá trình đảm nhiệm chức vụ họ đã có những
giao dịch thiếu minh bạch, làm việc vượt thẩm quyền và mất niềm tin đối
với Hội đồng Quản trị. Vì những việc này, công an kinh tế hiện đang điều
tra hoạt động của công ty Nhóm Mua. Vào ngày 13.11.2012, công ty quyết định bổ nhiệm ông Kyle Phạm Anh Tuấnlàm CEO. Tuy nhiên, việc ông Tuấn đảm nhiệm chức vụ mới bị nhiều người chống đối.Cho tới lúc này,ông Tuấn vẫn chưa nắm được con dấu của công ty. |