Nhiều ngân hàng tăng trưởng tín dụng trên 50%

thanhthao |

Ngày mai, 21/8, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình sẽ trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 10 của UBTVQH.

Ngày mai, 21/8, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình sẽ trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 10 của UBTVQH.

Trước đó, Thống đốc nhận được chất vấn của 9 ĐBQH. NHNN đã có văn bản giải trình gửi tới các đại biểu này về 2 nhóm vấn đề lớn: xử lý nợ xấu và các giải pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng; việc thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng.

Nợ xấu có xu hướng tăng nhanh

Từ năm 2008 đến nay, nợ xấu của các tổ chức tín dụng có xu hướng tăng nhanh,Báo cáo do Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình ký ngày 15.8 cho biết.

Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, đến ngày 31/5/2012, nợ xấu của hệ thống là 117.723 tỷ đồng, chiếm 4,47% so với tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là 54,6 ngàn tỷ đồng, chiếm 3,96% dư nợ tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước; nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là 41 ngàn tỷ đồng, chiếm 4,54% dư nợ tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần.

Tuy nhiên, kết quả giám sát của NHNN cho ra một con số khác, cao hơn nhiều so với báo cáo của các tổ chức tín dụng.

Cụ thể, đến ngày 31/3/2012 nợ xấu của các tổ chức tín dụng là 202.099 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng. Trong đó, nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là 125,8 ngàn tỷ đồng, chiếm 10,37% dư nợ cấp tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước; nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là 60,9 ngàn tỷ đồng, chiếm 5,8% dư nợ tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong các con số, theo lý giải của Thống đốc Nguyễn Văn Bình, là do NHNN thực hiện chuyển nhóm nợ theo đúng quy định hiện hành trong khi một số tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ, ghi nhận nợ xấu trong báo cáo tài chính thấp hơn thực tế để giảm chi phí trích lập dự phòng rủi ro.

Thống đốc cũng nhấn mạnh: bất cập trong công tác quản trị, điều hành hoạt động tín dụng của một số tổ chức tín dụng đã dẫn tới nợ xấu tăng nhanh trong thời gian qua.

Nhiều tổ chức tín dụng có tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm quá cao (trên 50%), trong khi khả năng về quản trị rủi ro, giám sát vốn vay còn bất cập.

Bên cạnh đó,năng lựcthanh tra, giám sát của NHNN còn hạn chế, chưa phát huy hiệu lực, hiệu quả trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm và rủi ro trong hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng.

nhieu-ngan-hang-tang-truong-tin-dung-tren-50
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình

Không được cho vay mới để trả nợ cũ

Để giải quyết vấn đề này, NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hoạt động cho vay, tỷ lệ an toàn vốn và giới hạn cấp tín dụng, không cho vay mới để trả nợ cũ với mục đích che giấu nợ cũ.

NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua giảm lãi suất tiền vay đối với cả lĩnh vực ưu tiên và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác.

Đối với khách hàng là doanh nghiệp mà ngân hàng đánh giá là có triển vọng phát triển, ngân hàng có thể sử dụng biện pháp chuyển nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, Thống đốc cho biết.

Từ nay đến cuối năm, NHNN sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay xuống mức hợp lý nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng; giám sát việc áp dụng lãi suất cho vay và việc thực hiện chính sách cho vay lãi suất thấp đối với các lĩnh vực ưu tiên

Nguy cơ đỗ vỡ hệ thống ngân hàng được đẩy lùi

Trước khi Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” được Thủ tướng Chính phủ ban hành, từ cuối tháng 10/2011, qua đánh giá và phân loại các tổ chức tín dụng, NHNN xác định được 09 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém cần phải cơ cấu lại và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

"Việc thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng được tiến hành khẩn trương, quyết liệt, nhưng thận trọng và bước đầu đã đạt được một số kết quả quan trọng, nguy cơ đỗ vỡ hệ thống ngân hàng được đẩy lùi, thanh khoản của hệ thống được cải thiện, tâm lý, niềm tin của nhân dân vào chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được củng cố”, Thống đốc NHNN nhận định.

Đến nay, 03 Ngân hàng Sài gòn, Đệ Nhất, Tín Nghĩa đã được hợp nhất và tiếp tục được cơ cấu lại dưới sự giám sát chặt chẽ của NHNN.

Ngân hàng Tiên Phong đã được phê duyệt phương án cơ cấu lại theo hướng tự củng cố, chấn chỉnh. Ngân hàng Nhà Hà Nội đã được phê duyệt phương án cơ cấu lại theo hướng sáp nhập vào Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội.

Phương án cơ cấu lại Ngân hàng Dầu khí đang được NHNN trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến. 3 ngân hàng yếu kém còn lại đang được NHNN khẩn trương xem xét phương án cơ cấu lại để trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại