Đưa trần lãi suất huy động về 13% không ảnh hưởng đến thanh khoản ngân hàng. Ảnh:Lệ Chi
"Phải tính đến chuyện ai sẽ là người phản ứng với lãi suất hạ, có thể là các ngân hàng khó khăn về thanh khoản. Do đó, chắc chắn khi tuyên bố giảm trần lãi suất, và để không đổ vỡ hệ thống, Ngân hàng Nhà nước nên tiên liệu đến việc bơm tiền qua thị trường mở hoặc tái cấp vốn cho nhà băng nhỏ", ông nói.
Tuy nhiên khi trần lãi suất về 14% một
năm, các nhà băng nhỏ đã khó; nếu lãi suất 13%, trong khi cái tiếng "nhỏ
- yếu, nhỏ - thiếu an toàn" chưa giải quyết được thì việc vực dậy thanh
khoản càng khó. Do đó, không ai đoán được việc vượt rào có xảy ra với
những ngân hàng này.
Thừa nhận có khó khăn, Phó tổng giám đốc một ngân hàng có quy mô vốn điều lệ 3.000 tỷ cho biết, tuy hiện nay thanh khoản của nhà băng không quá căng thẳng, nhưng hai tháng đầu năm, nguồn vốn huy động có sụt giảm. "Nếu tiếp tục đưa trần lãi suất tiết kiệm về 13% thì khó đoán được điều gì sẽ xảy ra", ông lo lắng.
Tuy nhiên, sự e ngại trước việc hạ trần lãi suất đầu vào chỉ xuất hiện ở vài ngân hàng cá biệt, còn hầu hết những nhà băng nhỏ khác không tỏ ra quá lo lắng. Theo Tổng giám đốc VPBank Nguyễn Hưng, điều chỉnh 1% lãi suất huy động thời điểm này là khá hợp lý. Nguyên nhân hiện trên thị trường, tình hình thanh khoản của nhiều ngân hàng không còn căng như trước. Ngoài ra, điều kiện kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng lạm phát thấp trong 2 tháng đầu năm cũng là tín hiệu tốt để có thể hạ lãi suất. Ông Hưng cho biết thêm, hiện nay, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay, nếu đủ điều kiện, nên giảm lãi suất đầu vào để cho các đơn vị cần vốn dễ vay hơn.
Theo Lệ Chi - Tuệ Minh
Vnexpress.net