Nghề nào khốn khổ nhất tại Việt Nam?

Kiều Oanh |

Nghề đẻ thuê, bới rác, đánh đu với “tử thần”, móc cống ngầm, chăm bón, vệ sinh cho người bệnh,… đều được coi là những nghề “trăm sự vất vả”, không ai muốn làm ở Việt Nam.

1. Nghề đẻ thuê

Dù không được luật pháp công nhận nhưng hiện nay, dịch vụ đẻ thuê vẫn diễn ra tràn lan. Để rồi khi bị lừa, những người phụ nữ trong hoàn cảnh này không biết cầu cứu ai.

Câu chuyện được chia sẻ trên tờ Thanh niên của cô X. đang mang thai ở tháng thứ 6 khiến không ít người cảm thấy thương xót. Cái thai này là kết quả của hợp đồng (miệng) đẻ thuê cho một cặp vợ chồng hiếm muộn với giá 250 triệu đồng. Tưởng rằng số tiền đó sẽ giúp X. có chút vốn để làm ăn, nuôi 3 đứa con còn tuổi ăn, tuổi học nhưng ngờ đâu, khi cái thai ở tháng thứ 4, vợ chồng người ta ly dị, để mặc chị tự xoay xở mà tiền cũng chẳng đưa.

Ngoài những “mang nặng đẻ đau” về thể xác, những người đẻ thuê còn mang trong mình một bi kịch tinh thần không dễ gì xoa dịu nổi.

Ngoài những “mang nặng đẻ đau” về thể xác, những người đẻ thuê còn mang trong mình một bi kịch tinh thần không dễ gì xoa dịu nổi. (Ảnh minh họa)

Không phải chỉ những trường hợp đẻ thuê... nghiệp dư như X. mới rơi vào bi kịch trên, có những người phụ nữ đẻ thuê "chuyên nghiệp" cũng bị "đối tác" bỏ rơi, xù hợp đồng, bơ vơ với cái bụng ễnh.

Ngoài những “mang nặng đẻ đau” về thể xác, những người đẻ thuê còn mang trong mình một bi kịch tinh thần không dễ gì xoa dịu nổi.

2. Nghề… hút thuốc

Đó là nghề của những người hút thẩm định thuốc tại các công ty sản xuất thuốc lá.

Nguyên liệu là những lá thuốc, họ phải phối trộn theo tỷ lệ nào cho hợp lý, gia giảm các hương liệu phụ trợ sao cho không mất đi mùi thuốc đặc trưng mà vẫn đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Mỗi lần hút kiểm định, họ phải “diễn nhiều vai”, vừa là người đánh giá chất lượng, phát hiện lỗi, lại vừa là một khách hàng thông thường để nhận xét cho khách quan.

Ngoài làm việc vất vả trong môi trường khá độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe, những người làm nghề sản xuất thuốc lá đặc thù này từ lâu vẫn chịu cái nhìn định kiến của xã hội về “cái chết từ từ”, “cái chết thầm lặng”… bởi nhiều tác hại mà nó gây ra.

3. Nghề bới rác

Bất kể ngày đêm, không ngại mùi hôi thối, họ vẫn lầm lũi, cặm cụi mưu sinh trên bãi rác. Những thứ kiếm được nơi đây dù chỉ là một vỏ lon sữa, mấy tấm bìa carton, vài ba mẩu sắt vụn, một hai chai nhựa đã cũ…

Đồ bảo hộ của họ chỉ là những đôi bao tay mỏng dính, một số người chỉ mang đôi dép xốp hoặc đôi ủng để nhặt rác. Trong khi đó, dưới chân họ là từng đống kim tiêm ngổn ngang luôn chực chờ đe dọa.

Dưới chân những người nhặt rác là từng đống kim tiêm ngổn ngang luôn chực chờ đe dọa. (Hình minh họa)

Họ là những người có cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn hoặc không có đất sản xuất nên rời quê và sống nhờ vào bãi rác và xem nghề thu nhặt phế liệu như một nghề để mưu sinh.

4. Văn thư đánh máy

Trong thời gian gần đây, nhiều tác phẩm văn học được đưa ra công chúng với những lỗi vô cùng "ngớ ngẩn". Và trách nhiệm của những lỗi lầm này thuộc về... nhân viên đánh máy.

Bất cứ chuyện gì xảy ra hay xuất hiện sự cố nhầm lẫn gì đó, các công ty, cơ quan ban ngành thường quy trách nhiệm người đứng đầu là "anh đánh máy chữ" hoặc "chị in ấn". Vì lẽ đó, nghề hành chính, văn thư được cho là nghề khổ nhất Việt Nam.

Văn thư, đánh máy được coi là nghề khổ nhất Việt Nam.

Văn thư, đánh máy được coi là nghề khổ nhất Việt Nam.

5. Nghề móc cống

Ở Việt Nam, đây là nghề "không ai muốn làm". Bởi dù mưa phùn gió rét, hay trời nắng chang chang, những người thợ thông cống vẫn phải ngâm mình trong nước, nạo vét bùn đất, khơi thông lòng cống.

Họ phải ngấm đủ mùi bùn, va chạm đủ loại mảnh chai, mảnh sành, đinh sắt, bơm kim tiêm, nhiều khi đâm rách cả găng tay, thủng cả ủng, chưa kể việc nước cổng chảy ròng ròng trên cơ thể lấm lem, nặng mùi.

Hầu hết các thợ cống ngầm đều bị các bệnh ngoài da, nấm, hắc lào, đổi lại, phụ cấp lương cho họ vẫn còn quá ít ỏi.
Hầu hết các thợ cống ngầm đều bị các bệnh ngoài da, nấm, hắc lào, đổi lại, phụ cấp lương cho họ vẫn còn quá ít ỏi.

Vì nước cống ô nhiễm, độc hại nên hầu hết các thợ cống ngầm đều bị các bệnh ngoài da, nấm, hắc lào, đổi lại, phụ cấp lương cho họ vẫn còn quá ít ỏi.

6. Ôsin bệnh viện

Phải chăm người bị liệt nửa người, lau chùi cho người bệnh bị lở loét, bưng bô, rửa ráy vệ sinh trong bệnh viện, ngoài việc phải chịu nhiều khổ cực, lao lực về thể chất, nhiều "ôsin bệnh viện” còn phải ôm “trái đắng” từ gia chủ gây ra.

Ôsin bệnh viện chịu nhiều oan trái, khổ cực. (Ảnh minh họa)
Ôsin bệnh viện chịu nhiều oan trái, khổ cực. (Ảnh minh họa)

“Nhiều gia đình nghĩ rằng, họ có tiền thuê ô sin thì họ có quyền chà đạp. Họ tìm ra những lỗi nhỏ nhất của ô sin để rày la, mắng chửi. Từ việc “sao để cụ nằm không gối” đến việc “cọ bô sao vẫn còn mùi”… đó đều là những cái cớ để họ đay nghiến ôsin” – đó chỉ là một trong những tâm sự rất thật về nỗi khổ tâm day dứt, cùng cực của những người làm ôsin ở bệnh viện được chia sẻ trên tờ Pháp luật Việt Nam.

Thậm chí, nhiều ôsin bệnh viện còn nước mắt ngắn, nước mắt dài chia sẻ nỗi đau khi bị sàm sỡ hoặc bị đổ oan.

7. “Đánh đu” trên cột trụ

Nghề thợ điện phải đối mặt với những áp lực, nguy hiểm khác nhau, nhiều khi phải đi làm từ 4 giờ sáng mới kịp đến công trường, trưa ăn cơm bên cột, tối ngủ lại công trường.

Những người thợ điện luôn phải đánh đu với... "tử thần" (Hình minh họa)

Đặc biệt, khổ nhất khi xử lý sự cố sau mưa bão gây sạt lở, đổ cột, lưới điện tê liệt, điều kiện giao thông đi lại khó khăn, có khi anh em công nhân phải đi chân trần, mặc chiếc quần đùi ngâm mình dưới nước để khắc phục từng cột trụ, đoạn dây…chưa kể tới việc nguy hiểm về tính mạng luôn rình rậm bất cứ lúc nào.

8. Nghề xe ôm

Có thể nói, không gì khổ bằng nghề xe ôm bởi ngày nắng, ngày mưa, người làm nghề này đều vẫn đều đặn “đóng quân” tại bến để đón khách. Ngày nào may mắn thì được vài trăm nghìn, có hôm mưa gió chẳng ai bắt xe.

Hành nghề xe ôm không bị quỵt tiền xe, không bị cướp là điều may mắn nhất. Rất nhiều câu chuyện kể về những màn đối đầu trực tiếp với những tên cướp táo tợn. Không ít bác tài xe ôm đã gục chết dưới những vết đâm lạnh lùng của kẻ thủ ác chỉ để cướp chiếc xe máy.

(Hình minh họa)

9. Nghề xiếc

Xiếc là một trong những nghề lao động nặng nhọc, nguy hiểm và rủi ro nhất so với các nghề khác liên quan đến nghệ thuật.

Để đem tới cho khán giả những màn biểu diễn đẹp mắt, họ đã phải trải qua chặng đường dài khổ luyện, lăn lộn với các động tác bẻ xoạc, uốn dẻo, chấp nhận những chấn thương, đau đớn và không ít mất mát. Với những người đeo đuổi nghệ thuật xiếc thì nụ cười luôn đi liền nước mắt.

Nghề này đòi hỏi sự kiên trì học hỏi, đòi hỏi những nghệ sĩ xiếc, ảo thuật phải vượt qua chính mình, vượt qua nỗi sợ hãi, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng để học và biểu diễn thành công. Mưu sinh bằng nghề xiếc đang là lựa chọn mạo hiểm mà không nhiều người dám theo đuổi.

10. Người mẫu nude

Vì phải sử dụng kem trong tất cả các show diễn, thường xuyên bị phun keo xịt tóc lên khuôn mặt để che khuyết điểm nên da của người mẫu trở nên phồng rộp, sưng tấy và luôn luôn trong tình trạng bị viêm nặng. Đây là điều khủng khiếp nhất của các quý cô.

Ngoài những đau đớn về thể chất, nghề mẫu còn tiềm ẩn nguy cơ phải đối mặt với bệnh trầm cảm do cường độ và áp lực công việc để họ được tồn tại với nghề mà không phải đối xử quá tàn nhẫn với cơ thể vốn có của mình cũng như những điều tiếng mà dư luận mang đến.

(Tổng hợp)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại