Ngân hàng nào sẽ "chết" khi áp trần lãi vay?

daquynh |

Giải pháp để hạ lãi suất đang được nhiều người kỳ vọng vào quá trình tái cấu trúc của NHNN.

Động thái hạ trần lãi suất huy động xuống 12% và nhiều loại lãi suất điều hành cũng giảm theo vừa qua khiến thị trường tài chính lại rộ lên những ý kiến trái chiều xung quanh trần lãi suất.

Có ý kiến cho rằng đã đến lúc bỏ trần lãi suất đầu vào, bởi lãi suất cho vay đã được NHNN điều hành giảm dần. Bên cạnh đó, bỏ trần lãi suất huy động sẽ giúp giải quyết thanh khoản ở một số ngân hàng.

Tuy nhiên một số chuyên gia kinh tế lại cho rằng nếu bỏ trần huy động sẽ khiến lãi suất tăng mạnh trở lại do những ngân hàng yếu thanh khoản huy động vốn bằng lãi suất hấp dẫn. Điều này chẳng khác nào lại đẩy thị trường vào cuộc đua lãi suất mới.

Giải pháp để hạ lãi suất đang được nhiều người kỳ vọng vào quá trình tái cấu trúc của NHNN. Tuy nhiên, giảm lãi suất còn phụ thuộc vào các tín hiệu kinh tế khác.

PGS.TS Quy đặt vấn đề: “Tại sao chúng ta không đặt vấn đề áp trần lãi suất huy động song song với việc áp trần lãi suất cho vay ?

Trong khi chưa thể bỏ được trần lãi suất huy động và việc áp trần lãi suất cho vay chưa được thực hiện thì ít nhất cũng nên cân đối một sự chênh lệch về “giá” vốn huy động và “ giá” cho vay một cách hợp lý.

Bỏ trần lãi suất và tiến tới tự do hoá lãi suất là cách thức tốt nhất để đo sức khoẻ các TCTD.

Nếu ngân hàng nào khoẻ, không ngại thanh khoản sẽ có mức lãi suất huy động thấp hơn và tiếp đến là sẽ có mức lãi suất cho vay thấp hơn. Ngân hàng đó sẽ phát triển bền vững trong ổn định…”.

Theo Đất Việt

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại