Ông đánh giá như thế nào về hoạt động M&A tại ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng trong thời gian qua?
Trong bối cảnh chung của suy thoái kinh tế tại nhiều khu vực trên thế giới, M&A là một trong những công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp tái cấu trúc, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Tính riêng trong nửa đầu năm nay, các thương vụ mua lại xuyên biên giới do các công ty tại khu vực ASEAN thực hiện đã đạt mức kỷ lục 26,2 tỷ USD. Xu hướng chính của các doanh nghiệp Đông Nam Á là mua lại tài sản của Mỹ và châu Âu.
Ngược lại, thời gian tới sẽ có nhiều nguồn tiền bên
ngoài từ hoạt động M&A đổ vào các quốc gia ASEAN, sôi động nhất sẽ
là Mianma.
Nước thu hút dòng vốn M&A từ nước ngoài nhiều thứ tư chính là Việt Nam. Điều này thể hiện qua giá trị giao dịch mua bán sáp nhập tăng mạnh trong những năm gần đây, nhất là M&A của các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Tiến sĩ Alan Phan.
Theo ông, lĩnh vực nào tại Việt Nam các nhà đầu tư nước ngoài muốn M&A nhất?
Rất khó có câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Bởi lẽ, mỗi nhà đầu tư thuộc các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trên thế giới sẽ có những mục tiêu M&A riêng. Những ông chủ nước ngoài thuộc ngành nào thì họ sẽ chú ý đến ngành đó.
Chẳng hạn, một tập đoàn quốc tế chuyên về bán lẻ, họ sẽ "nhòm ngó" mảng bán lẻ tại Việt Nam, còn những ông chủ của các nhà băng lớn trên thế giới thì sẽ chú ý đến mảng tài chính ngân hàng...
Tuy nhiên, nếu nhìn vào nhu cầu của thế giới và thực tế ở Việt Nam, có thể nhận thấy hai lĩnh vực tiêu dùng và nông nghiệp đang thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua bán sáp nhập hơn cả.
Dựa trên cơ sở nào ông lại cho rằng hai lĩnh này sẽ là tiêu điểm M&A của khối ngoại tại Việt Nam?
Với dân số gần 90 triệu dân, Việt Nam là một thị trường tiêu dùng đầy hứa hẹn. Do đó, sức hấp dẫn tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất nhiều, do hiện nay người tiêu dùng chưa đến mức đã thỏa mãn hết tất cả mọi nhu cầu.
Về nông nghiệp, vì Việt Nam là đất nước thiên về nông nghiệp, trên 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực này. Do đó, đây là ngành có tiềm năng phát triển, phù hợp với xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế. Trong khi đó, một số nước lớn như Mỹ, châu Âu... họ đang có nhu cầu lớn về hai lĩnh vực này.
Nhưng để hai ngành này thâm nhập thị trường không dễ,
nên việc khối ngoại đầu tư gián tiếp thông qua mua lại, mua cổ phần
chiến lược có phần thuận lợi hơn là gây dựng từ đầu.
Vậy ông dự đoán thế nào về diễn biếnthị trường M&A 2 lĩnh vực này sắp tới?
Về hoạt động M&A trong lĩnh vực tiêu dùng, thời gian tới sẽ tương đối sôi động do nền tảng thị trường tiêu dùng Việt Nam vẫn rất tốt, đặc biệt là dân số trẻ và thu nhập ngày càng tăng. Thứ hai, các doanh nghiệp hàng tiêu dùng trong nước đang gặp khó khăn về vốn lẫn kinh nghiệm phát triển nên phải tìm đến các nhà đầu tư ngoại.
Riêng lĩnh vực nông nghiệp, xu hướng mua bán sáp nhập sẽ diễn ra nhưng với mức độ chậm chứ không quá sôi động.
Trong lĩnh vực ngân hàng và dịch vụ tài chính, với kế hoạch tái cấu trúc đang diễn ra tại tại Việt Nam. Theo ông, liệu đây có phải là một lĩnh vực tiềm năng cho các thương vụ M&A được các nhà đầu tư quan tâm?
Lĩnh vực tài chính - ngân hàng cũng được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và mong muốn đầu tư chiến lược vào các tổ chức tài chính cổ phần hóa.
Tuy nhiên, lĩnh vực này ở Việt Nam đang được cơ quan quản lý "thiết lập hàng rào kỹ thuật" thông qua việc không chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 15%. Do đó, đây không phải là tâm điểm của các vụ M&A của khối ngoại tại Việt Nam trong thời gian tới.