Ngân hàng ép nhân viên đòi nợ xấu

thanhthao |

Chuyên viên tín dụng bị tạm giữ 30% lương, giám đốc -phó giám đốc chi nhánh bị đẩy làm nhân viên đòi nợ.

Phó phòng tín dụng của một ngân hàng cổ phần có vốn điều lệ trên 5.000 tỷ đồng (trụ sở ở phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội) cho biết, các tháng gần đây nhân viên trong phòng bị giữ 30% lương vì để nhiều nợ xấu tồn đọng. Vị này lý giải: "Ngân hàng không trừ lương mà chỉ tạm giữ để anh em quyết tâm thu hồi nợ, giảm mức NPL (nợ xấu nhóm 3-5) xuống".

Trong khi đó, nhân viên tín dụng của một ngân hàng cổ phần quy mô vừa nhưng được tăng trưởng tín dụng nhóm một (tối đa 17% một năm) cho biết mấy tháng nay liên tục bị cắt lương kinh doanh vì chưa biết cách nào xử lý nợ xấu. "Dạo này tôi chỉ được nhận lương cơ bản 3 triệu đồng. Thậm chí tôi còn bị cảnh báo nếu không thu hồi được nợ sẽ bị kiện ra tòa", nam chuyên viên tín dụng này than thở.

Không riêng gì khối cổ phần, một ngân hàng lớn niêm yết trên sàn chứng khoán thường xuyên đứng đầu nhóm lợi nhuận cao của hệ thống cũng áp dụng phương án này để "thúc" nhân viên thu đòi nợ.

ngan-hang-ep-nhan-vien-doi-no-xau

Lãnh đạo nhiều ngân hàng thừa nhận, với việc nợ xấu gia tăng chóng mặt - đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm 2012 - chuyện các nhà băng cấp tập lo chống đỡ bằng nhiều biện pháp là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, không nhiều lãnh đạo ủng hộ cách "găm" tiền lương của nhân viên để thúc ép như vậy bởi họ cho rằng cách làm này có thể gây phản cảm và thậm chí sẽ chuốc vào nhiều rủi ro bởi bản thân các chuyên viên tín dụng là những người khá thông minh và tinh quái.

Chẳng riêng chuyên viên tín dụng, nhiều giám đốc - phó giám đốc các chi nhánh, phòng giao dịch cũng bị xử lý mạnh tay. Cuối năm ngoái, giám đốc một chi nhánh ngân hàng cổ phần tại Hà Nội cũng bị cắt chức. Theo đó, lãnh đạo nhà băng yêu cầu vị này chỉ cần làm một việc duy nhất là thu hồi nợ, việc điều hành và quản lý chi nhánh sẽ giao cho người khác

Mới đây nhất, một ngân hàng cổ phần từng liên tục nhận các giải thưởng quốc tế về chăm sóc khách hàng cũng phải ra quyết định xử lý hàng chục giám đốc, phó giám đốc chi nhánh cũng vì nợ xấu.

Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu thì nhìn nhận việc họ bị giáng cấp là điều bình thường bởi không ai khác, các lãnh đạo phải chịu trách nhiệm với nợ xấu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại