Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cho biết các ngân hàng châu Âu có thể cần phải thanh lý tổng số tài sản có giá trị lên đến 4,5 nghìn tỷ USD trong năm 2013 nếu các nhà hoạch định chính sách không thể đưa ra phương án cuối cùng để đẩy lùi cuộc khủng hoảng tài chính, tăng 18% so với dự đoán hồi tháng 4 vừa qua.
Không thực hiện thắt chặt ngân sách hoặc thiết lập hệ thống giám sát buộc 58 ngân hàng Liên minh châu Âu từ ngân hàng UniCredit SpA (UCG) tới ngân hàng Deutsche Bank AG (DBK) phải thu hẹp lượng tài sản của mình. Điều này có thể hạ mức tín dụng và tăng trưởng tới 4% đặc biệt là các quốc gia Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…
IMF nhận định trong báo cáo mang tên “Ổn định tài chính toàn cầu” công bố ngày hôm nay “Cuộc khủng hoảng tài chính diễn biến ngày càng nghiêm trọng là do luồng vốn luân chuyển không ổn định, hậu quả của cuộc khủng hoảng tiền tệ. Do đó, nhiệm vụ cấp bách hiện nay là cần khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư tư nhân nhằm duy trì sự ổn định của khu vực đồng euro”.
Vừa qua, IMF đã hạ mức dự báo tăng trưởng toàn cầu và cảnh báo tăng trưởng sẽ còn đi xuống nếu các quan chức châu Âu không giải quyết triệt để các mối đe dọa đối với nền kinh tế của họ. Cơ chế giải cứu châu Âu và chương trình trái phiếu của ECB cần phải được xây dựng trên cơ sở tin cậy, dựa vào thị trường thực.
Cho đến nay, IMF dự tính một số ngân hàng mẫu sẽ sử dụng 600
tỷ USD để thanh toán nợ nần. Những nỗ lực để gia tăng nguồn vốn đã hỗ trợ cân bằng
tình hình tài chính, ngăn chặn việc thanh lý tài sản. Báo cáo cũng cho thấy Mỹ
và Nhật Bản là 2 nước đang phải đối mặt với rủi ro về mặt tài chính.
Trong khi các thị trường mới nổi đang xoay sở vượt qua cú sốc tài chính toàn cầu, nhiều nước ở Trung và Đông Âu bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng thì một số nước ở khu vực châu Á và Mỹ Latinh lại tỏ ra vững vàng hơn.