Tổng doanh thu liên tục sụt giảm trên thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc và cuộc khủng hoảng khu vực đồng tiền chung Euro dấy lên lo ngại rằng nền kinh tế thứ ba thế giới này có thể sa vào vòng xoáy suy thoái vào cuối năm nay.
Do cắt giảm nghành sản xuất bộ phận điện tử và nghành xe hơi, sản lượng công nghiệp đã giảm 1,3% trong tháng 8, cao hơn so với con số dự kiến của các nhà kinh tế là 0,5 %.
Ông Yuichi Kodama, kinh tế trưởng của hãng bảo hiểm nhân thọ Yasukacho biết “Sản lượng xuất khẩu giảm hơn trước đây rất nhiều. Cuộc biểu tình ở Trung Quốc và hiện tượng tẩy chay hàng hóa Nhật Bản đã ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch sản xuất của công ty. Dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật sẽ không còn duy trì ở mức hiện hành”.
Theo cuộc khảo sát do bộ Kinh tế, Thương Mại và công Nghiệp Nhật Bản, sản lượng sẽ giảm 2,9% trong tháng 9 và ổn định hơn vào tháng 10.Bộ trưởng ghi nhận đây là đợt suy giảm thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2011 và hiện tại xu hướng phát triển của nghành công nghiệp đang suy yếu.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã thực hiện các biện pháp nới lỏng vào tuần trước bằng cách tăng cường mua trái phiếu và dự đoán quá trình phục hồi kinh tế có thể tiến hành trong vòng 6 tháng.
Một nhà hoạch định chính sách của ngân hàng Nhật Bản tiết lộ ngân hàng sẵn sàng có những động thái táo bạo hơn nếu nền kinh tế tiếp tục đi xuống cho dù đã thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế. Chỉ số quản lý thu mua trong tháng 9 chỉ ra hoạt động kinh doanh đã bị thu hẹp trong 4 tháng liên tiếp.
Tình trạng giảm phát kéo dài đã cản trở nền kinh tế Nhật Bản phát triển trong thập kỷ qua, chỉ số tiêu dùng cốt lõi giảm 0,3% trong tháng 8, cao hơn mức dự đoán. Tổng thể giá tiêu dùng giảm 0,4%. Chỉ số sản xuất dầu giảm mạnh trong khi thực phẩm, rau quả, và hải sản vẫn giữ ở mức ổn định.
Đối mặt với áp lực ngày càng leo thang, ngân hàng trung ương cũng đưa ra các biện pháp mạnh tay hơn như thiết lập mục tiêu kiềm chế lạm phát, đẩy mạnh hoạt động thu mua tài sản, bơm hàng chục nghìn tỷ yên để kích thích tiền tệ. Tuy nhiên, giảm phát chưa có dấu hiệu thuyên giảm đồng nghĩa với việc ngân hàng trung ương Nhật vẫn phải bơm tiền vào nền kinh tế.