Trong dự thảo ngân sách trình lên quốc hội, cụ thể nền kinh tế đã bị thu hẹp 6,5 % trong năm nay, cao hơn so với dự đoán 4,8%cùng kỳ năm ngoái các nhà cho vay gói cứu trợ tài chính kỳ vọng. Tính đến năm 2013, nền kinh tế Hy Lạp đã liên tục giảm trong 6 năm liên tiếp.
Khoản cắt giảm trị giá 8 tỷ euro đã được đề xuất vào năm
2013, bao gồm có tiền lương, lương hưu và phúc lợi xã hội. Chính phủ Hy Lạp cảnh
báo rằng căn cứ vào tình hình hiện tại, nền kinh tế có thể sẽ thu hẹp 3,8% vào
năm tới.
Diễn biến nền kinh tế ngày càng trở nên tồi tệ, tốc độ thu hẹp nhanh khiến cho các nhà hoạch định chính sách Hy lạp phải đau đầu tìm ra nguồn vốn để hỗ trợ. Các giải pháp được sử dụng triệt để như cắt giảm chi tiêu, tăng thuế, tăng thêm viện trợ từ bên ngoài dưới hình thức gia hạn hoặc trì hoãn.
Cắt giảm
chi tiêu được xem là giải pháp tối ưu nếu Hy Lạp muốn nhận được gói cứu trợ từ
Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF và khu vực châu Âu. Tháng 3 vừa qua, Hy Lạp đã nhận được
gói cứu trợ từ các nhà cho vay, dự đoán nền kinh tế sẽ bị thu hẹp còn 4,8%.
Phóng viên BBC tại Athens cho biết “ Các biện pháp thắt chặt và cắt giảm đã dấy lên
ngọn lửa phản đối từ phía người dân, nơi mà cứ 4 người Hy Lạp lại có 1 người thất
nghiệp. Tỷ lệ cao chưa từng có từ trước tới nay”. Thêm nữa, ông nhấn mạnh “Với
tình hình kinh tế hiện tại, Hy Lạp sẽ phải đối mặt với mức lãi suất cao từ gói
cứu trợ mang lại. Chắc chắn trong năm 2014, hoạt động cắt giảm sẽ vẫn được duy
trì".
Ngân hàng Hy Lạp dự đoán nền kinh tế sẽ bị thu hẹp 5% vào năm nay. Ba Đảng lớn của Hy Lạp đã tiến tới một sự đồng thuận căn bản về gói thắt lưng buộc bụng giai đoạn 2013-2014 sau khi 50,000 người biểu tình chống lại các biện pháp cắt giảm trên đường phố ở Athens.
Chính phủ Hy Lạp hy vọng có thể trình gói giải pháp cuối cùng tại hội nghị thượng đỉnh của các bộ trưởng tài chính khu vực châu Âu vào ngày 8 tháng 10 tới. Tính đến thời điểm hiện tại, Hy lạp đã nhận được một gói cứu trợ trị giá 110 tỷ euro vào năm 2010 và gói trị giá 130 tỷ euro vào đầu năm nay.