Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) có trụ sở tại Paris nhận định rằng kinh tế Trung Quốc sẽ phát triển mạnh hơn so với các quốc gia khu vực châu Âu vào cuối năm nay và sẽ vượt mặt Mỹ trong năm 2016.
Trong vòng 50 năm tới, GDP toàn cầu sẽ tăng trưởng 3% một năm nhưng có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến năm 2025, GDP của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ lớn hơn của Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh, Mỹ và Canada cộng lại. Ông Asa Johansson, chuyên gia kinh tế cao cấp tại OECD cho biết “Cán cân quyền lực kinh tế sẽ thay đổi lớn trong tương lai”. Bất bình đẳng sẽ vẫn tồn tại mặc dù thu nhập trung bình của người dân nước nghèo nhất sẽ tăng gấp 4 lần trong năm 2060.
Riêng ở Trung Quốc và Ấn Độ, thu nhập của người dân được dự đoán là tăng gấp 7 lần. Tuy nhiên, vào thời điểm này, mức sống của người dân ở các quốc gia mới nổi cũng chỉ bằng từ 25-60% so với cư dân nước Mỹ.
Tình trạng mất cân bằng toàn cầu đã dẫn đến sụp đổ kinh tế toàn cầu năm 2007 tiếp tục trở nên trầm trọng. Trong ngắn hạn, điều này có tác động mang tính chu kỳ đến cuộc khủng hoảng tài chính. Vì vậy, Mỹ là nước có mức thâm hụt ngân sách lớn trước khủng hoảng đã trải qua suy thoái nặng nề hơn ở Trung Quốc, đặc biệt về thặng dư thương mại.
OECD cảnh báo tình trạng mất cân bằng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng chung toàn cầu. Tuy nhiên, nếu các nước có chính sách cải cách hợp lý về nhân công và sản xuất, hậu quả có thể giảm đáng kể.