Để duy trì hoạt động của công ty và trả lương cho 25.000 cán bộ nhân viên, một vị chủ tịch công ty vận tải ở Hồ Chí Minh không còn cách nào khác là phải kêu gọi nhân viên đi tìm kiếm khách hàng cá nhân vay vốn.
Theo đó, với các kỳ hạn ngắn 3, 6, 9 tháng, doanh nghiệp sẽ trả lãi cho khách là 13-15%, cao hơn lãi suất huy động trong ngân hàng, nhưng thấp hơn lãi suất cho vay. Riêng kỳ hạn dài, khách sẽ được hưởng lãi 16-18%.
Tuy nhiên, vì vay của từng cá nhân lẻ tẻ nên nguồn vốn không ổn định. "Có người cho vay chưa đến hạn nhưng vì cần tiền giải quyết chuyện gia đình liền đến đòi nợ bất ngờ. Hoặc có những khoản tiền đến hạn, nhưng đối tác chưa kịp thanh toán cho công ty khiến việc trả nợ cho khách bị chậm trễ, ngay lập tức nhân viên sẽ bị khách dùng những lời lẽ nặng nề nhưng vẫn phải cắn răng chịu đựng", ông tâm sự.
Bên cạnh việc vay vốn từ cá nhân, một số doanh nghiệp phải cầu cứu ngay chính nhân viên, người thân của mình. Lãi suất họ đi vay có khi lên đến 24%/năm.Nhìn nhận về động thái doanh nghiệp đi vay vốn cá nhân để phục vụ mục tiêu phát triển kinh doanh, một tiến sĩ luật thuộc trường Đại học Kinh tế-Luật TP HCM cho rằng, đây là một quan hệ dân sự giữa pháp nhân và cá nhân trên cơ sở tự thỏa thuận của đôi bên.
cũng chia sẻ, người dân có tiền nhàn rỗi muốn sử dụng đồng vốn của mình như thế nào là quyền của mỗi người. Trong đó, lấy tiền cho doanh nghiệp, người thân quen vay với lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm cũng là một cách để sinh lời. Điều này, về lâu dài sẽ không ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn của các nhà băng.
Tuy nhiên, PGS. Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân, Thành viên hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia khuyến cáo, người dân nên cân nhắc kỹ giữa lợi ích và rủi ro. "Bởi bao giờ lợi ích càng cao thì rủi ro cũng càng lớn".