'Mốt' làm nông dân – Bài 5: Ông trùm ngân hàng đến 'vua bò Kobe'

P.Tuyen |

Nếu như bầu Đức nổi tiếng với trang trại bò siêu “khủng”, ông Đặng Văn Thành lại được biết đến là chủ nhân của những con bò Kobe “made in Việt Nam” đầu tiên.

Có lẽ trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, cái trên Đặng Văn Thành đã trở nên quá quen thuộc với giới doanh nhân.

Từng là ông trùm “khét tiếng” khi gây dựng lên một Sacombank hùng mạnh, thuộc top đầu những ngân hàng lớn nhất Việt Nam.

Nhưng biến cố ập tới, ông chủ của Sacombank đã bị “bật bãi”. Kể từ đó, người ta không còn được nghe nhiều thông tin về những hoạt động của đại gia này.

Tuy nhiên, cách đây khoảng 1 năm, Đặng Văn Thành đã đánh dấu sự trở lại khi quyết định “dấn thân” vào lĩnh vực nông nghiệp.

Tham vọng của ông là thành lập một trang trại nuôi bò Kobe “made in Việt Nam” đầu tiên ở trong nước.

Năm 2009, khi còn là Chủ tịch Sacombank, trong một chuyến đi Nhật, bị ấn tượng bởi chất lượng cũng như quá trình nuôi của giống bò Kobe ngon nhất thế giới, đại gia Thành cùng ông Nguyễn Minh Tuấn (Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTCP Kềm Nghĩa) đã nảy ra ý định mời đối tác Nhật tham gia mở trang trại tại Việt Nam.

Nhận thấy sự chân thành của đối tác Việt, hai người Nhật đã đồng ý tham gia thành lập Công ty cổ phần bò Kobe Việt Nam vào năm 2009, với tỉ lệ vốn 50% Nhật và 50% Việt Nam (trong đó ông Thành và ông Tuấn mỗi người 25%).

 - Ảnh 1
Đại gia Đặng Văn Thành cùng giấc mơ bò Kobe "made in Việt Nam"

Trang trại bò Kobe đầu tiên ở Việt Nam được xây dựng tại xã Tân Lạc, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), cách trung tâm thành phố Bảo Lộc trên 20km.

Gần 100 con bò Kobe thế hệ F1 (50% máu Kobe) sẽ được nuôi dưỡng và cho ra sản phẩm “made in Việt Nam” đầu tiên.

Nếu trước đây người ta chỉ biết về một “Đặng Văn Thành - Sacombank” thì có lẽ sắp tới, với bước đi đột phá này, nhiều người sẽ biết thêm một “Đặng Văn Thành - bò Kobe”.

Quy trình kỹ thuật nuôi bò Kobe vô cùng nghiêm ngặt. Bằng việc bỏ ra rất nhiều công sức, ông chủ trại bò Kobe Việt Nam đã thuyết phục thành công một đối tác Nhật Bản đã có ba đời nuôi bò Kobe tham gia.

Mỗi năm, chuyên gia này sang Việt Nam khoảng bốn lần để kiểm tra quy trình chăn nuôi, đánh giá tốc độ phát triển đàn bò, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc đàn bò cho các kỹ sư và công nhân Việt Nam...

Toàn bộ quy trình xây dựng chuồng trại, quy trình nuôi, quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi tại trang trại này đều do các chuyên gia nuôi bò Kobe của Nhật Bản thiết kế và chuyển giao.

Theo đó, thức ăn là những thực phẩm thô (cỏ, ngô, gạo tấm, khoai lang, ngô ủ chua, bã đậu nành, khô dầu đậu phộng…) để tạo ra những thớ thịt săn chắc chứ không phải thức ăn công nghiệp.

Mỗi loại thức ăn của bò Kobe đều được phân tích các chỉ tiêu về canxi, phốt pho, vitamin, độ khô, độ đạm, độ béo, chất xơ…

Sau khi có những số liệu phân tích này, chuyên gia Nhật Bản sẽ lựa chọn, tổng hợp để lên các khẩu phần dinh dưỡng riêng, phù hợp với từng độ tuổi, giới tính của bò.

 - Ảnh 2
Bò Kobe được nuôi và chăm sóc với các quy trình vô cùng khắt khe, tỉ mỉ

Quy trình nuôi bò Kobe cũng nổi tiếng với “tiết mục” nghe nhạc và uống bia. Đến giờ ăn, trang trại vang lên những bản nhạc giao hưởng êm dịu để bò thư giãn, việc ăn uống không trở nên nhàm chán.

Mặt khác, mở nhạc cho bò nghe khi ăn nhằm tạo phản xạ có điều kiện cho chúng. Người ta cũng cho bò uống bia để kích thích vị giác khiến chúng ăn uống nhiều hơn và cũng để thức ăn dễ tiêu hóa hơn.

Theo sự giải thích của những người chăm sóc tại trang trại bò Kobe Việt Nam, thông thường khi bò được 28 tháng tuổi và đạt đến trọng lượng khoảng 700 kg sẽ trở nên biếng ăn mà nếu ăn ít đi thì lớp mỡ sẽ tiêu hao, nguy cơ không tạo vân mỡ trong thịt bò.

Do đó phải tạo phản xạ cho bò để dù có lười biếng nhưng nghe nhạc là chúng tự động đến máng ăn.

Bò Kobe nuôi khoảng 32 tháng, trọng lượng chừng 800 - 1.000 kg sẽ xuất chuồng.

Giai đoạn cuối trước khi xuất chuồng (khoảng từ tháng thứ 28 đến 32) là thời kì quan trọng, quyết định phẩm cấp thịt bò Kobe, vì vậy việc chăm sóc càng trở nên tỉ mỉ.

Bò sẽ được cho ăn thêm cả vào ban đêm để tăng trọng nhanh.

Khi lớp mỡ tích tụ dưới da dày lên, người ta massage để đánh tan mỡ, chuyển chúng thấm sâu vào giữa các thớ thịt vì chỉ cần vân mỡ không thấm đều, nhuyễn ra giữa các thớ thịt mà bị vón cục là thịt bò không đạt chuẩn hạng cao.

Các chuyên gia Nhật nhận xét hiện đàn bò của công ty phát triển rất tốt và đúng chuẩn Nhật Bản, dự đoán thịt bò Kobe nuôi tại VN sẽ đạt mức A3 theo thang của Nhật Bản (cao nhất là A4, A5).

Theo kế hoạch của Công ty bò Kobe Việt Nam, đến cuối quý I/2015 sẽ xuất xưởng con bò đầu tiên, sau đó sẽ nhân rộng mô hình lên khoảng 400 con.

3,5 - 5 triệu đồng/kg thịt bò

Ông Nguyễn Đức Trí Vũ - Giám đốc Công ty Cổ phần bò Kobe Việt Nam cho biết, trong tháng 6 tới, những lứa bò Kobe đầu tiên “made in Việt Nam” sẽ xuất chuồng và bán tại thị trường Lâm Đồng.

Lâu dài, thịt bò Kobe sẽ được bán tại các nhà hàng, siêu thị ở Hà Nội, TP HCM…

Tuy nhiên, theo ông Vũ, lượng thịt bò xuất chuồng trong những năm đầu chưa thể nhiều, vì mỗi lứa chỉ khoảng 5 - 10 con.

Trung bình trọng lượng thịt thương phẩm 1 con bò chỉ vào khoảng 300 - 400kg.

Như vậy, mỗi tháng, lượng thịt bò Kobe của trại xuất ra thị trường chỉ vào khoảng 4 - 5 tấn với giá giao động từ 3,5 đến hơn 5 triệu đồng/kg (tùy theo từng loại như: đùi, vai, ba chỉ…).

>>> Ngôi làng nhỏ giàu bậc nhất Trung Quốc, dân sống trong biệt thự

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại