Lo ngại sâu bệnh cà phê

hongtrang |

Chỉ riêng tại Lâm Đồng, hiện có trên 32.831 héc ta cà phê kinh doanh bị khô cành, 24.552 héc ta bị bệnh vàng lá.

Theo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông - lâm nghiệp Tây Nguyên, hiện nay tình hình thời tiết ở vùng Tây Nguyên diễn biến phức tạp, mưa nắng xen kẽ, lượng mưa thấp, độ ẩm tăng cao nên xuất hiện nhiều loại sâu bệnh hại trên cây cà phê như nấm hồng, tuyến trùng, các loại rệp vẩy xanh, vẩy nâu, rệp sáp hại quả, hại rễ, mọt đục cành, mọt đục quả.

Chỉ riêng tại Lâm Đồng, hiện có trên 32.831 héc ta cà phê kinh doanh bị khô cành, 24.552 héc ta bị bệnh vàng lá. Diện tích này tập trung ở các địa phương như Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà, Lạc Dương, Bảo Lộc. Tại Đắk Lắk, vùng trọng tâm cà phê của cả nước cũng đã xuất hiện hàng ngàn héc ta cà phê bị rệp sáp, mọt đục cành, đục quả gây hại...

lo-ngai-sau-benh-ca-phe
Theo khuyến cáo của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông – lâm nghiệp Tây Nguyên, các nông hộ, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê vùng Tây Nguyên ứng dụng các biện pháp hoá học, canh tác, vệ sinh đồng ruộng để vừa hạn chế các loại sâu bệnh hại trên cây cà phê vừa không gây hại cho người sử dụng.

Dựa trên các cơ sở nghiên cứu về đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh phát triển các loại dịch hại, Viện đã khuyến cáo đến các nông hộ, doanh nghiệp sử dụng các loại hoá chất, quy trình phun thuốc hợp lý cho từng đối tượng gây hại.

Các tỉnh Tây Nguyên hiện có trên 526.168 héc ta cà phê, trong đó, tỉnh Đắk Lắk có diện tích nhiều nhất, với trên 200.200 héc ta, kế đến là tỉnh Lâm Đồng có diện tích trên 150.000 héc ta, diện tích cà phê còn lại là của các tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại