"Lãi suất huy động đã giảm 3-6%, lãi suất cho vay giảm 5-8%"

thanhthao |

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cung tiền cho ngân hàng thương mại có khả năng tăng trưởng tín dụng tốt.

Tại buổi Tọa đàm về “Chính sách tín dụng tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển” do Ngân hàng Nhà nước và Học viện ngân hàng tổ chức sáng nay (16/8), bà Nguyễn Thị Hồng - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho hay, lạm phát 7 tháng đầu năm chỉ tăng 2,22%, nhập siêu ở mức thấp, cán cân thanh toán được cải thiện, tỷ giá ổn định...

Tuy nhiên, nền kinh tế đứng trước khó khăn khi tăng trưởng kinh tế chậm lại, 6 tháng tăng trưởng GDP đạt 4,38%, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do hàng tồn kho lớn.

Trước hoàn cảnh này, trong hội nghị ngân hàng 6 tháng đầu năm (15/7), Thống đốc yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất khoản cho vay cũ về 15%/năm. Chỉ trong 3 tuần, các tổ chức tín dụng hầu hết đã thực hiện theo yêu cầu này, các khoản cho vay lãi suất trên 15%/năm chỉ còn chiếm 29% tổng dư nợ, giảm 60% so với trước ngày 15/7

Mặt bằng lãi suất cũng giảm nhanh. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động giảm 3-6% so với đầu năm, lãi suất cho vay giảm 5-8%. Hiện nay Ngân hàng Nhà nước quy định trần lãi suất với 4 lĩnh vực ưu tiên là 13%/năm nhưng một số ngân hàng chỉ cho vay với lãi suất 10-11%/năm.

Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành lãi suất theo hướng phù hợp với diễn biến của lạm phát, tỷ giá...

Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, sau khi chỉ số giá tiêu dùng giảm vào tháng 6 và tháng 7 thì với sức cầu của nền kinh tế đang yếu, dự báo lạm phát sẽ tiếp tục đi xuống trong vài tháng tới. Song, với cách điều hành như hiện nay (giá điện, xăng dầu tăng) thì có thể CPI sẽ đảo chiều và tăng lại trong tháng 8.

Như vậy, từ chỗ Ngân hàng Nhà nước có dư địa để giảm lãi suất thêm khoảng 2% thì nay có thể không còn giảm lãi suất được nữa, ông Ánh nói.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại