Tại cuộc họp Quốc hội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: "chúng ta đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất", tuy nhiên vẫn không ít hoài nghi và lo lắng về những rủi ro có thể xảy ra trong thời gian sắp tới.
Hãng tin Bloomberg của Mỹ, trong bài báo mới nhất về Việt Nam gần đây ghi nhận thực tế, thu ngân sách nhà nước đã giảm trong nửa đầu năm 2012, mang lại nhiều khó khăn hơn cho Chính phủ trong việc thúc đẩy tăng trưởng.
Với mức tăng trưởng GDP quý II đạt 4,66%, Chính phủ đang đối mặt với thách thức để đạt được mục tiêu 6% trong năm 2012 giữa bối cảnh khủng hoảng nợ công châu Âu và tình hình tăng trưởng ở Trung Quốc cũng đang suy giảm.
"
Mới đây, tại hội nghị sơ kết của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng nhận xét, trong số 15 chỉ tiêu Quốc hội giao, tăng
trưởng có thể sẽ là điểm duy nhất không hoàn thành trong năm nay.
Theo Thủ tướng, mức tăng GDP phấn đấu cả năm sẽ rơi vào khoảng 5,2-5,7% thấp hơn mục tiêu Quốc hội giao là 6-6,5%.
TS Võ Trí Thành đã đưa ra nhận định, tháng 8 tới sẽ là một tháng "thú vị"với điểm rơi của các chính sách, trong đó có thể có phương án xử lý nợ xấu tại các ngân hàng.
TS Ngô Trí Long đánh giá, những giải pháp của Chính phủ đưa ra mới
đây như giảm, giãn thuế, hạ lãi suất mới chỉ là giải pháp tình thế.
Cần
phải có những giải pháp căn cơ thì mới giải quyết được lâu dài và tận
gốc vấn đề đó là tái cơ cấu lại.
Tự bản thân doanh nghiệp cũng phải tự
giải quyết khó khăn.
Ngoài ra, Chính phủ cũng phải xem xét lại cơ chế phá sản - những doanh nghiệp không thể tồn tại được nữa thì cần phải cho phá sản, giải thể.
Trong bài báo của mình, Bloomberg dẫn lời TS Lê Đăng Doanh cho rằng, với tình hình hiện tại, Chính phủ có thể sẽ phải phát hành thêm trái phiếu để huy động vốn.
Theo Bích Diệp
Dân trí