Năm nay, chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cộng thêm việc người dân thắt chặt chi tiêu nên nhu cầu tham quan, du lịch cũng có phần giảm sút nặng nề.
Không khí tại các công ty du lịch nhìn chung có phần "im ắng" dù đã ra sức thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Các công ty lữ hành đưa ra nhiều chùm tour đa dạng và chương trình khuyến mãi lớn nhằm hút khách hàng nhưng tỉ lệ khách đặt tour vẫn giảm so với mọi năm.
Ông Nguyễn Hưng Trí – Trưởng phòng du lịch nội địa công ty CP Du lịch Việt Nam - cho biết: “ Dịp lễ 2.9 năm nay, lượng khách đặt tour đoàn so với năm trước giảm đến 50% dù chúng tôi có một số chương trình khuyến mãi như giảm 10% giá tour; tăng chất lượng khách sạn phục vụ từ 3 sao lên 4 sao hay từ 2 sao lên 3 sao”.
Hàng loạt các công ty du lịch như Vietravel, Saigontourist cũng thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi như: giảm giá, có nhiều ưu đãi đối với các tour đi những vùng biển miền trung nhưng tình trạng cũng không "khá khẩm" lên được mấy.
Đi spa: chỉ còn trong hoài niệm
Hiện, hầu hết các spa đều giảm giá từ 40 – 60% để thu hút khách hàng. Các năm trước, giá một lần đi spa trọn gói khách có thể tốn từ 70 đến 100 USD. Hiện nay giá đã giảm xuống gần một nửa.
Nhiều
tiệm spa đang trong tình trạng vắng khách, nhân viên không có việc làm
mà chi phí và tiền lương vẫn phải trả cho nhân viên tạo gánh nặng cho
chủ trung tâm spa.
Các
bà các cô hiện không chỉ “thắt lưng buộc bụng” cho các chi phí sinh
hoạt mà còn cắt giảm cả nhu cầu làm đẹp. Phái đẹp đã tranh thủ những giờ nghỉ trưa chị đi spa để làm
đẹp cho mình.
Chị Ngọc Lương, một người “nghiền” đi spa trước đây nay cũng đã thay đổi thói quen bằng cách mua những loại sản phẩm spa tại nhà để tự chăm sóc nhằm tiết kiệm chi phí.
Các dịch vụ spa hiện vắng khách bởi chúng còn bị cạnh tranh bởi sự xuất hiện của các thiết bị spa tại gia. Chị Ngọc Lương cho biết, một phòng spa ở nhà thiết kế chỉ tốn khoảng 15 triệu đồng với bồn tắm nóng và phòng xông hơi.
Dịch vụ cưới hỏi "dài cổ" chờ khách
Không nằm ngoài xu hướng chung của bão khủng hoảng, dịch vụ cưới hỏi năm nay cũng rơi vào cảnh "thê thảm". Nếu như các năm, đây đang là thời điểm nợ rộ của các hoạt động chụp ảnh cưới dã ngoại thì năm nay, các hợp đồng "béo bở" này đã giảm đi rất nhiều lần.
Khuyến mại rầm rộ những như "chùa bà đanh"
Như vậy, trái với suy nghĩ rằng những ngành kinh doanh dịch vụ sẽ không hoặc ít bị ảnh hưởng bởi cơn bão khủng hoảng thì nay ngành "công nghiệp không khói" này cũng đang đứng trước sức ép suy giảm doanh số. Nếu trong thời gian tới, tình hình kinh tế không được cải thiện thì chính những ngành dịch vụ này sẽ là những đối tượng chịu tổn thất nặng nề nhất.