Khủng hoảng kinh tế, cử nhân đi hát rong, bán kẹo cao su

thanhthao |

Trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều cử nhân, tiến sĩ... cũng phải chấp nhận làm những nghề "mạt hạng".

Tốt nghiệp trong những trường đại học danh tiếng, có nhiều năm dày dạn kinh nghiệm trong nghề, được công ty ưu ái mua cho xe riêng... nhưng những tri thức này cũng phải rơi vào cảnh khốn đốn. Thậm chí, họ còn chấp nhận làm những công việt bị coi là "mạt hạng" để duy trì cuộc sống trong cơn bão khủng hoảng.

Cử nhân đứng đường hát rong

"Hát rong bán kẹo cao su" đang là nghề thu hút khá nhiều thanh niên tỉnh lẻ, kể cả sinh viên và cử nhân thất nghiệp.

Toàn, 24 tuổi, quê Thanh Hóa là sinh viên Đại học Hàng hải (Hải Phòng). Ra trường hơn 1 năm trời nhưng cậu vẫn không xin được việc. Để kiếm sống, cậu vất vưởng trên Hà Nội, đi hát ở phòng trà, quán bar rồi lập nhóm hát rong.

khung-hoang-kinh-te-cu-nhan-di-hat-rong-ban-keo-cao-su

Một nhóm hát rong "cử nhân" đang hành nghề trên phố

Để kiếm sống, cậu phải rong ruổi khắp những con phố có quán trà tranh, cafe - nơi có nhiều sinh viên và người trí thức ngồi. Qua mỗi quán, cậu thường dừng lại hát vài bài. Nếu có khách yêu cầu, cậu cũng đáp ứng.

Trong lúc cậu hát, hai người bạn đồng hành đi vào trong quán mời mua kẹo cao su bằng giọng khéo léo. Hết quán này, các cậu lại đi đến quán khác.

Có bằng Anh văn vẫn đi lau cửa kính

Có bằng cử nhân Anh văn và rất yêu việc văn phòng tại một công ty xuất khẩu, nhưng Xiong Xuhua mất việc và đang theo học khóa đào tạo giúp việc nhà, điều mà cô ngượng không dám kể với chồng.

Khoác trên người chiếc tạp dề hoa sặc sỡ theo phong cách Hawaii, Xiong dành cả ngày ở trường đào tạo giúp việc nhà ở thành phố Quảng Châu, để học cách làm những việc như lau cửa kính sao cho thật sạch.

khung-hoang-kinh-te-cu-nhan-di-hat-rong-ban-keo-cao-su

Cong Shan, giám đốc một công ty dịch vụ giúp việc gia đình ở Quảng Châu, cho biết cho đến tận năm ngoái, chưa từng có ai nộp đơn vào công ty này mà có bằng cử nhân. Nhưng kể từ hồi tháng 8 năm ngoái, tới 90% trong số gần 600 phụ nữ xin vào đây đã tốt nghiệp đại học.

Doanh nhân Hy Lạp đi... cọ toa-lét

Xuất hiện trong một bài viết trên trang Bloomberg, anh Tilemachos Karachalios đã có quãng thời gian 17 năm làm công việc kinh doanh dược phẩm ở Hy Lạp, được công ty dành cho một chiếc ôtô và một tài khoản chi tiêu riêng.

Giờ thì anh đang là một lao công dọn vệ sinh trường học ở Thụy Điển. Cuộc khủng hoảng nợ công đã đẩy anh xa xứ và lưu lạc tới đây.

khung-hoang-kinh-te-cu-nhan-di-hat-rong-ban-keo-cao-su

Ảnh minh họa: Bloomberg

Karachalios cho biết, anh đã sụt mất khoảng 10 kg từ khi chuyển đến Thụy Điển. Người đàn ông thường quen với những bộ vest lịch lãm này giờ đây mặc quần bò và đi ủng, đúng chất của một lao công.

Ở Hy Lạp, Karachalios hưởng lương 2.500-3.000 Euro (3.143-3.772 USD) sau thuế mỗi tháng. Còn ở Thụy Điển, anh được trả 80 Krona cho một giờ làm việc. Nếu làm 40 giờ một tuần, anh sẽ được nhận khoảng 1.907 USD/tháng.

Tiến sĩ Hàn Quốc xin làm nghề quét đường

Một nhà khoa học thất nghiệp, có bằng tiến sĩ ngành vật lý ứng dụng ở Hàn Quốc, nộp đơn xin làm người quét dọn nhưng bị từ chối.

Vị tiến sĩ này nằm trong số 63 ứng viên, trong đó 11 người là cử nhân đại học, đâm đơn tranh đua kiếm 5 vị trí quét đường ở quận Gangseo, Seoul.

khung-hoang-kinh-te-cu-nhan-di-hat-rong-ban-keo-cao-su

Ứng viên phải tham gia một cuộc kiểm tra về sức khỏe, trong đó, họ mang trên vai hai túi cát, chạy đi chạy lại trên đoạn đường dài 25 m để lấy một chiếc túi nữa. Nhà khoa học này bị chậm 3 giây so với yêu cầu.

Mức khởi điểm cho người quét đường là 25.000 USD một năm. Thêm vào đó, người quét đường không sợ bị sa thải. Họ có thể làm tới năm 60 tuổi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại