Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu đang chậm lại khi chính sách của chính phủ đã thất bại trong việc khôi phục lòng tin. Thêm vào đó, triển vọng nền kinh tế đang trên đà sụt giảm trầm trọng.
IMF đã hạ mức dự đoán tăng trưởng toàn cầu từ 3,9% trong tháng 7 xuống còn 3,6% trong năm 2013. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của Anh được dự đoán là xuống mức thấp nhất, nền kinh tế bị thu hẹp 0,4%.
Nhìn chung, tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển vẫn còn chậm chạp nhưng so với nhiều nền kinh tế mới nổi và các quốc gia đang phát triển thì vẫn có căn cứ vững chắc. Triển vọng của nền kinh tế phụ thuộc vào động thái của các nhà hoạch định chính sách ở châu Âu và Mỹ. Cơ chế ổn định châu Âu (ESM) là quỹ thường trực mới của khu vực đồng Euro, được xây dựng với mục đích giải cứu các nền kinh tế và ngân hàng đang gặp khó khăn.
Quỹ cho rằng việc
sát nhập chính sách thuế và chính sách chi tiêu trên toàn khu vực châu Âu là cần
thiết cũng như là các biện pháp bắt đầu quá trình liên minh các ngân hàng. Thủ
tướng của Luxembourg Jean-Claude Juncker
đồng thời là chủ tịch của quỹ này cho biết “Đây là một cột mốc lịch sử trong
quá trình định hình tương lai của cơ chế liên minh tiền tệ". Quỹ có có khả năng
cho vay tới 500 tỷ euro (tương đương với 650 tỷ USD) vào năm 2014.
Ngoài ra, ESM có thể cho chính phủ vay trực tiếp hoặc mua các khoản nợ, giúp giảm chi phí đi vay của các nước cao đang mắc nợ như Ý và Tây Ban Nha.
Ở Mỹ, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào chính sách kinh tế
xã hội để tránh những rủi ro về mặt tài chính, tự động cắt giảm chi tiêu và
tăng thuế vào đầu năm tới. Nếu các nhà hoạch định chính sách không nhất trí trì
hoãn các biện pháp và tăng mức trần nợ, IMF cho rằng nền kinh tế Mỹ có thể rơi
vào suy thoái. Quỹ cũng kêu gọi chính phủ các nước cần hành động để giải
quyết tình trạng thất nghiệp dài hạn.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã giảm 7,8%, mức thấp nhất kể từ tháng 1 năm 2009 nhưng vẫn cao hơn nhiều trong vòng 20 năm qua. Con số thất nghiệp ở khu vực đồng Euro còn ấn tượng hơn nhiều, đạt 11,4% trong đó ở Hy Lạp và Tây Ban Nha là 25%.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng tương đối mạnh so với các nước
phát triển song IMF cũng hạ mức triển vọng tăng trưởng của các quốc gia mới nổi.
Sản lượng xuất khẩu sụt giảm trong thời gian gần đây là do nhu cầu từ phía các
quốc gia châu Âu tụt dốc.
Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, dự báo mức tăng trưởng sẽ giảm từ 8% xuống còn 7,8%, Ấn Độ cũng trong tình trạng tương tự, giảm từ 6,1% xuống còn 4,9%. Nhu cầu xuất khẩu yếu cũng tác động mạnh mẽ đến các nước Mỹ Latinh, làm giảm nhu cầu trong nước do chính sách thắt chặt của chính phủ. Kết quả là tăng trưởng kinh tế của Brazil sẽ ở mức 1,5%, giảm so với dự báo trước đó là 2,5%.