Môi trường làm việc
Nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đình Đầu lý giải các câu chuyện trên rằng
bởi Hà Nội là một đô thị mang tính hướng nội, nép mình nhờ sự bảo vệ của
sông Hồng. Còn Sài Gòn vừa là đô thị trẻ vừa là một bến cảng quốc tế.
Sông Sài Gòn thông với biển, có xu hướng “mở” và luôn bị ảnh hưởng bởi
thủy triều tuy không gần biển.
Ngay
từ 300 năm trước Sài Gòn đã là thương cảng, kinh tế hàng hóa phát
triển. Các chúa Nguyễn khi Nam tiến đã chiêu mộ người từ xứ Quảng Nam,
xa hơn là Trung và Bắc Trung bộ đến khẩn hoang lập ấp, cùng với người
Hoa, người Khơme, Chăm... làm nên một Sài Gòn năng động mà vẫn ung dung
thư thái, chân phương mà cởi mở, bộc trực mà dễ chịu.
Là một người đi nhiều, từng trải nhiều, đón nhận lối sống, văn hóa của nhiều vùng, miền khác nhau, ông Lý Quý Trung, chủ của nhà hàng "phở 24" chia sẻ quan điểm này: Nhiều người cứ đinh ninh rằng Hà Nội xô bồ hơn, nhộn nhạo hơn bởi tầng lớp nhập cư đông đúc nhưng trên thực tế, sự cạnh tranh về kinh doanh tại Sài Gòn khắc nghiệt hơn nhiều so với Hà Nội.
Còn một bạn có nick name Daneblack, sau nhiều năm sống trên đất Sài thành đã đưa ra nhận định" Sài Gòn cuộc sống nhanh và xô bồ hơn ở Hà Nội bạn ạ. Nhịp sống ở Hà Nội chậm hơn, có những phút mùa Hè lặng lẽ giữa quán trà đá nhìn dòng đường chạy, có những chiều thu lá bay lả tả ngắm các thanh niên trẻ trung lượn lờ đường phố, Có cái gió rét căm căm của mùa Đông được bên cạnh một người. Và có mùa xuân ấm áp, ngập tràn không khí lễ hội. Cuộc sống ở Hà Nội rất đáng sống".
Như vậy, nếu xét về sự cạnh tranh trong kinh doanh của 2 thành phố, chúng ta có thể nhận thấy mức độ khốc liệt cả chúng là quá khác biệt. Nếu bạn là một người có tính cách trầm, kém năng động thì môi trường Hà Nội sẽ phù hợp với bạn.
Phong cách phục vụ
“Ở Sài Gòn, khách hàng thực sự là thượng đế. Trong
ngành dịch vụ nói chung hay nhà hàng nói riêng, không có chuyện bình
đẳng mà nhân viên hay người cung cấp dịch vụ lúc nào cũng phải nhún
nhường, không hơn thua với khách hàng. Còn ở Hà Nội, có lẽ do ảnh hưởng
của thời gian bao cấp khá lâu nên khái niệm nhún nhường, tôn vinh khách
hàng còn chưa quán triệt, tuy đã có tiến bộ hơn so với trước đây” – CEO
Nam An Group Lý Quý Trung nói.
Do đó, theo ông Trung, dịch vụ ở Sài Gòn
bắt buộc phải tốt mới tồn tại và phát triển được. Môi trường cạnh tranh
không ngừng này đã tạo ra phong cách phục vụ “chiều khách” rất đặc thù ở
Sài Gòn. Có lẽ điều này bạn sẽ không dễ bắt gặp tại Hà Nội.
Còn anh
T.Q.H (ông chủ của chuỗi nhà hàng từ Bắc vào Nam khá nổi tiếng hiện
nay) lại tỏ ra khá thất vọng cới cung cách cũng như thái độ phục vụ của các doanh nghiệp Hà thành.
Anh H. nhớ
“tôi đã từng đi dép lê, mặc quần áo lếch thếch vào một nhà hàng sang
trọng ở Sài Gòn nhưng tôi không hề bị đối xử như một người không có
tiền. Một cốc café chỉ 20 nghìn đồng tôi vẫn được chăm sóc không khác gì
những người ăn mặc đồ hiệu sang trọng.
Còn
ở Hà Nội thì khác, khách nào mặc một chiếc áo cũ kỹ, dép lê vào nhà
hàng sang trọng khách sẽ bị nhân viên mắt tròn mắt dẹt nhìn bạn cho đến
khi khách ngồi vào bàn. Thậm chí, người ta còn chẳng thiết tha gì chăm
sóc nước non, mời khách. Bởi họ sợ khách đó không có tiền. Trong thâm
tâm của những người đó nhà hàng phân chia đẳng cấp thượng lưu, trung lưu
và hạ lưu và nơi này chỉ dành cho những người thượng lưu".
Còn một người gốc Hà Nội, so sánh phong cách phục vụ trong các tiệm ăn ở Hà Nội và ở Sài Gòn: “thái độ phục vụ, dù chỉ là những anh bồi bàn thôi thì cũng đã rất dễ chịu, lịch sự, thân thiện, tôn trọng khách hàng, khác xa so với ở ngoài Hà Nội. Ở những nhà hàng, cửa hàng ở Sài Gòn mà tôi đã từng đặt chân đến, dù là đông khách hay vắng khách thì những nhân viên ở đây vẫn tạo cho tôi cảm giác được chào đón hết sức nồng nhiệt".
Có lẽ đây chính là lỗi gây mất điểm nhiều nhất tại môi trường kinh doanh ở Hà Nội. Với cung cách làm việc "người bán hàng là thương đế" của các doanh nghiệp Hà Nội đã khiến không ít người cảm thấy hãi hùng trước hành vi của những cư dân của một thành phố nghìn năm tuổi này.
Quan điểm về nghề nghiệp
Mỗi công việc đều mang những đặc thù riêng. Có những nghề được cả xã hội tôn trọng, có những nghề lại bị coi là tầm thường, thấp hèn. Thế nhưng, đã dấn thân vào làm việc gì thì việc hết lòng vì công việc là một chuyện không có gì phải bàn cãi.
Thế nhưng, trong quan điểm về nghề nghiệp của con người đến từ hai thành phố này lại có một sự đối lập. Một chủ nhà hàng đã nhận xét rằng: Sài Gòn, làm phục vụ trong nhà hàng, quán café người ta coi đó là một nghề kiếm cơm, mang lại cuộc sống cho họ nên họ làm nhiệt tình. Họ chăm sóc khách hàng như khách của chính gia đình mình vậy.
Còn ở Hà Nội, nhân viên đi làm trong các nhà hàng không bao giờ coi đó là một nghề mà người ta chỉ coi đó là một việc làm tạm thời, làm thêm. Việc phục vụ người khác là một việc gì đó họ cho là nhục nên không bao giờ bỏ qua được cái sĩ diện cá nhân hết lòng với công việc.
Như vậy, chỉ bằng một phép so sánh nhỏ chúng ta đã thấy có quá nhiều khác biệt trong môi trường kinh doanh của hai thành phố này. Sự khác biệt trong môi trường sống là nguyên nhân chính đưa đến những điểm không tương đồng trong lối sống cũng như cách suy nghĩ của những con người nơi đây.