Gửi tiền tỷ cũng chỉ được đền 50 triệu

hoanghuyen |

Nếu khách hàng gửi tiết kiệm hàng tỷ đồng nhưng nếu ngân hàng gặp rủi ro thì mức đền bù cao nhất cũng chỉ là 50 triệu đồng.

Hầu hết tại các ngân hàng đều ghi: Ngân hàng đã mua bảo hiểm cho 100% lượng tiền. Cách ghi này khiến người gửi tiền nghĩ rằng, nếu chẳng may có rủi ro gì thì ngân hàng sẽ đền 100% số tiền gửi.

Người gửi tiền sẽ gặp rủi ro lớn, nếu giữ mức trần bảo hiểm như hiện nay

Nhưng thực chất, theo quy định hiện hành, các ngân hàng phải mua bảo hiểm tiền gửi 100% số dư, tỷ lệ là 0,05%. Chứ không phải là số tiền gửi của khách hàng sẽ được đền 100%, nếu có rủi ro...

Cũng qua tìm hiểu, PV được biết, thời gian qua, những người hiểu biết đã chia số tiền gửi thành các sổ có giá trị 50 triệu đồng, bằng với mức trần bảo hiểm hiện hành, để tránh rủi ro.

Thực tế trên đã khiến nhiều đại biểu quốc hội bức xúc trong buổi thảo luận tổ hôm qua (3/11) về hoàn thiện dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi.Một số vị đại biểu đề nghị tại dự án luật mới nên nâng mức trần lên từ 150 - 200 triệu đồng.

Đại biểu Nguyễn Hồng Sơn (Hà Nội) cho rằng, quy định của dự thảo luật là chỉ bảo hiểm tiền gửi cho cá nhân nhỏ lẻ và hạn chế ở một số loại hình doanh nghiệp, tổ chức là chưa hợp lý. Bởi lẽ, hiện trong nền kinh tế, một số doanh nghiệp cũng không khác nhau về loại hình. Nếu hạn chế thì ông chủ doanh nghiệp sẽ rút tiền ra rồi đứng tên cá nhân gửi thì cũng như nhau.

Sẽ nâng mức trần bảo hiểm tiền gửi?

Do đó, theo đại biểu Sơn, luật khi ban hành chỉ nên hạn chế bảo hiểm cho những nguồn vốn từ ngân sách, của doanh nghiệp nhà nước...

Liên quan đến ý nghĩa của bảo hiểm tiền gửi cũng như đối tượng, mức trần khi chi trả cho người gửi tiền, đại biểu Trần Du Lịch (TP HCM) cho rằng, thực tế trong thời gian qua, hầu hết chưa ai nhận được bảo hiểm vì chưa có ngân hàng nào phá sản cả.

Theo Người đưa tin

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại