Gửi 5 tháng lương, nhận ly trà đá - Nợ ly trà đá, trả Liberty

An Nhiên |

Từ số tiền tương đương 5 tháng lương, sau 30 năm gửi ngân hàng, khách hàng nhận về số tiền tương đương... ly trà đá. Và từ số tiền nợ tương đương ly trà đá, sau hơn chục năm, số tiền khách hàng phải trả lên đến 75 triệu đồng, cao hơn tiền mua 1 chiếc xe máy Liberty.

Nhận 5 tháng lương, trả ly trà đá

Năm 1983, theo sự vận động của tổ dân phố nơi sinh sống, bà Lê Thị Bích Thủy (ngụ Bình Thạnh, TP.HCM) gửi tiết kiệm 270 đồng (mệnh giá thời điểm đó) vào Quỹ tiết kiệm chi nhánh Bà Chiểu, địa điểm lãnh tiền tại Kho bạc Nhà nước ở địa chỉ 368 Bạch Đằng, phường 14, quận Bình Thạnh.

Theo sổ tiết kiệm bà Thủy vẫn còn giữ, số tiền gửi này được chia thành hai lần, lần thứ nhất vào ngày 17/9/1983 trị giá 150 đồng và lần gửi thứ hai vào ngày 1/10/1983 là 120 đồng.

Trong trí nhớ của bà Thủy, số tiền này tương đương 5 tháng lương của một công chức và đáng giá tiền sinh hoạt nhiều tháng của một gia đình đông người.

Cũng theo bà Thủy, vào thời điểm bà gửi tiền tiết kiệm, vàng có giá 120 - 130 đồng/chỉ nên số tiền đó mua được nhiều thứ. Sinh hoạt hằng ngày cho một gia đình 5 - 6 người chỉ mất 1 - 2 đồng.

Tiêu chuẩn bán gạo mỗi đầu người chỉ có vài đồng/tháng. Lương của một cán bộ phường chỉ tầm 35 - 45 đồng/tháng.

Từ một số tiền khá lớn, bằng 5-6 tháng lương của cán bộ thời đó thì giờ số tiền bà nhận lại chỉ đủ tiền để bà… gửi xe vào ngân hàng hoặc đủ để bà uống ly trà đá.
Từ một số tiền khá lớn, bằng 5-6 tháng lương của cán bộ thời đó thì giờ số tiền bà nhận lại chỉ đủ tiền để bà… gửi xe vào ngân hàng hoặc đủ để bà uống ly trà đá.

Dù quyển sổ tiết kiệm đã ngả màu vàng nhưng nội dung ghi rõ là sổ tiết kiệm không kỳ hạn có lãi và có thưởng. Quy định cũng ghi rõ số tiền gửi ít nhất là 1 đồng, vì vậy số tiền bà Thủy gửi thời điểm đó chắc chắn khá lớn.

Vậy nhưng, sau 30 năm không rút 1 đồng tiền lãi, khi bà Thủy “háo hức” đi rút tiền thì theo ngân hàng tính toán số tiền gốc (bà Thủy gửi 270 đồng vào năm 1983) và lãi của khoản tiền gửi tiết kiệm của bà Thủy tính đến thời điểm 30/11/2014, tổng số tiền bà Thủy sẽ được lĩnh là 4.385 đồng.

Từ một số tiền khá lớn, bằng 5 - 6 tháng lương của cán bộ thời đó thì giờ số tiền bà nhận lại chỉ đủ tiền để bà… gửi xe vào ngân hàng hoặc đủ để bà uống ly trà đá.

Gửi... 1.000đ, trả 60 triệu

Chuyện “dở khóc dở cười” không chỉ xảy ra khi người dân gửi tiền tiết kiệm mà còn xảy ra khi người dân bị đòi những khoản nợ vô cùng nhỏ từ cách đây vài chục năm…

Ngân hàng NN&PTNT Hà Tĩnh vừa làm 20 hộ dân ở phường Đại Nài (TP. Hà Tĩnh) chết đứng khi đòi những khoản nợ chỉ 1000 đồng cách đây hơn 15 năm.

Ngày 16/2/2012, 20 hộ dân phường Đại Nài (TP. Hà Tĩnh) nhận được giấy đòi nợ quá hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh. Điều đáng ngạc nhiên là những khoản nợ gốc rất nhỏ nhưng lãi thì rất lớn.

Anh Nguyễn Huy Thủy (phường Đại Nài) nhận được thông báo: "Ngày 4/1/1997, ông có vay ngân hàng 7 triệu đồng. Dư nợ đến ngày 16/2/2012 là 1.000 đồng. Số tiền lãi quá hạn là 47,88 triệu đồng".

Anh Thủy kể: Năm 1996, gia đình tôi cắm sổ đỏ miếng đất sat ngay quốc lộc 1A vay 40 triệu đồng ở Ngân hàng NN&PTNN TP Hà Tĩnh. Năm 1997 tôi có vay thêm 7 triệu đồng nữa.

Đến năm 2002 tôi đã trả xong cả số tiền gốc và lãi. Trong "Sổ theo dõi cho vay, thu nợ" của gia đình anh ở mục "Số tiền vay - Trả nợ", ngân hàng ghi: Trả 46,999,000 đồng.

Còn ở mục "Dư nợ" ghi: 1000 đồng. Từ năm 2002, sau khi gia đình anh Thủy trả xong nợ phía ngân hàng không hề có bất cứ thông báo gì về khoản vay này nữa nhưng ngày 16/2 vừa qua anh nhận được thông báo như trên.

Còn bà Uông Thị Liên (phường Đại Nài) nhận được giấy thông báo đòi nợ quá hạn có nội dung: Ngày 14/6/1995, bà có vay Ngân hàng NN&PNN Hà Tĩnh số tiền là 100 triệu đồng.

Dư nợ đến ngày 16/2/2012 là 6.000 đồng. Số tiền trên đã quá hạn lâu ngày để thu hồi vốn cho Nhà nước Ngân hàng NN&PTNN TP. Hà Tĩnh - phòng Giao dịch số 4 yêu cầu bà mang số tiền gốc là 6.000 đồng và tiền lãi quá hạn là 75,67 triệu đồng đến tại số 504 đường Hà Huy Tập - TP. Hà Tĩnh để thanh toán trước ngày 26/2/2012.

Đặc biệt, ở những dòng chữ cuối của tờ giấy đòi nợ quá hạn này được phòng Giao dịch số 4 cho in đậm và gạch chân với nội dung:

"Nếu hết ngày nói trên mà bà không trả nợ thì ngân hàng Ngân hàng sẽ kết hợp với các cơ quan chức năng khác trên địa bàn thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ theo luật định. Mọi chi phí thu hồi nợ bà phải chịu".

Bà Liên cho biết: Năm 1995, gia đình bà có vay ngân hàng 100 triệu nhưng sau đó đã trả xong. Từ đó đến này đã hơn 10 năm trôi qua nhưng phía ngân hàng không hề có thông báo gì về số nợ đó nữa mà hồ sơ về khoản vay này bà cũng không còn lưu giữ nên khi nhận được tờ giấy này gia đình tôi như bị chết đứng.

Tại nhiều nước trên thế giới, tiền gửi tiết kiệm lại giống như một “con gà đẻ trứng vàng”.
Tại nhiều nước trên thế giới, tiền gửi tiết kiệm lại giống như một “con gà đẻ trứng vàng”.

Nguồn gốc ra đời của giải Nobel là một minh chứng cho việc dù đã qua cả trăm năm, nhưng số tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thế giới không hề bị “mất trắng” hoặc “mất giá”.

Ngày 10/12/1896, sau cái chết đột ngột của Nobel, bản di chúc được công bố trong sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người (nhất là những người thân cận của Nobel) khi ông dành hầu hết của cải của mình cho khoa học.

Ông để lại một khoản tiền 9 triệu USD trong di chúc. Lãi suất của nó sẽ được sử dụng làm phần thưởng cho những người mà nghiên cứu của họ có lợi nhất cho nhân loại.

Hiệp hội Nobel được thành lập vào năm 1900 theo di chúc của Alfred Nobel. Đó là một tổ chức tư nhân quản lý các tài sản mà Nobel di chúc lại làm phần thưởng cho những cá nhân đoạt giải Nobel hoá học, vật lý, tâm lý học hoặc y học, văn học và hoà bình. Giá trị giải thưởng nobel cho đến nay là khoảng 1 triệu USD.

Cho tới nay đã có hơn 750 giải thưởng NOBEL đã được trao cho các nhà khoa học, nhà văn những người hoạt động hoà bình cho thế giới.

Những người được giải không những là một vinh dự cho cá nhân mà còn mang lại vinh quang cho tổ quốc của mình. Đây là giải thưởng khoa học lớn nhất thế giới có tác dụng thúc đẩy sự nghiệp phát triển khoa học của nhân loại.

Làm một phép tính nhẩm, số tiền Nobel di chúc lại và gửi ngân hàng để hưởng lãi suất duy trì giải Nobel hàng năm là cách đây 119 năm, vậy nhưng,dù có xảy ra khủng hoảng kinh tế thì số tiền lãi để chi cho giải thưởng Nobel hàng năm vẫn là một con số đáng ngưỡng mộ.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại