Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: Ngân sách tăng hay giảm thu?

Từ năm 2008 khi mức thuế suất này được giảm từ 28% xuống còn 25%, tốc độ tăng thu thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách nhà nước liên tục tăng qua các năm.

Trước lo ngại về việc giảm thuế suất chung trong dự thảo luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đang được đưa ra lấy ý kiến để chuẩn bị trình Quốc hội sẽ làm thất thu ngân sách nhà nước, nhiều chuyên gia cho rằng lo ngại đó là không có cơ sở.

Tại một hội thảo do tạp chí Nghiên cứu lập pháp Văn phòng Quốc hội tổ chức sáng ngày 11.4, ông Bành Quốc Tuấn (khoa Luật trường đại học Luật – kinh tế thuộc đại học Quốc gia TP.HCM) đưa ra bảng thống kê cụ thể.

Từ năm 2008 khi mức thuế suất này được giảm từ 28% xuống còn 25%, tốc độ tăng thu thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách nhà nước liên tục tăng qua các năm.

Việc giảm thuế suất chung đã góp phần quan trọng vào thu hút đầu tư. Doanh nghiệp trong nước thành lập mới nhiều hơn, đầu tư nước ngoài cũng nhiều hơn, tăng thu cho ngân sách nhà nước chứ không giảm”, ông Tuấn phân tích.

Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: Ngân sách tăng hay giảm thu?
 

Bà Nguyễn Thị Lan Hương (khoa Luật trường đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, báo cáo tổng kết của Chính phủ mới phân tích ảnh hưởng của việc giảm thuế suất đến tạo nguồn thu của ngân sách nhà nước.

Báo cáo này chưa đánh giá đến quá trình tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp như: lãi suất vốn, cơ cấu thu nhập và phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp để đưa ra mức đánh thuế gắn với đặc thù tạo ra thu nhập của các doanh nghiệp ở Việt Nam.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Phụng, phó vụ trưởng vụ Chính sách thuế (bộ Tài chính) cho rằng nếu giảm thuế suất xuống 20%, mặc dù có ưu điểm là thu hút đầu tư nhưng tác động quá lớn tới nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Theo ông Phụng, phương án hợp lý là đưa ra lộ trình áp dụng mức thuế suất phổ thông 20% từ năm 2016 hoặc 2017.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại