Giảm áp lực tài chính, doanh nghiệp cắt giảm nhân sự

thanhthao |

Việc thu hẹp hoạt động để tồn tại trong bão khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch cắt giảm lao động.

Trong thời buổi khó khăn chung của nền kinh tế, việc kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp cũng vấp phải vô vàn những khó khăn. Chi phí đầu vào như nguyên vật liệu, điện nước, vận chuyển, lương công nhân đều tăng, mà lãi suất ngân hàng lại không hề giảm khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh cùng cực.

Việc thu hẹp hoạt động để tồn tại trong bão khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch cắt giảm lao động. Không chỉ có những doanh nghiệp vừa và nhỏ, tình trạng này cũng diễn ra tương tự ở những doanh nghiệp lớn. Thậm chí, cả những công ty chưa có tiền lệ trong vấn đề này cũng đành ngậm ngùi xuống tay "trảm" nhân viên.

Cuối tháng 7 vừa qua, công ty chứng khoán Sacombank đã mạnh tay cắt giảm nhân sự để duy trì sự tồn tại trong cơn bão khủng hoảng.

Ông Võ Duy Đạo, tân tổng giám đốc công ty chứng khoán Sacombank (SBS) đã đích thân gửi tâm thư cho nhân viên về quyết định này. Trong thư, ông đã khéo léo đưa ra những khó khăn mà công ty đang phải đối đầu và việc giảm nhân sự là vấn đề bức thiết đối với công ty.

giam-ap-luc-tai-chinh-doanh-nghiep-cat-giam-nhan-su

Tâm thư viết: SBS đang đứng trước thách thức “tồn tại hay không tồn tại”. SBS không còn đủ khả năng để trang trải cho những chiến lược kinh doanh hào nhoáng, tham vọng và mạo hiểm nữa. SBS cần phải “khéo co thì ấm” cho hoạt động của mình để tìm kiếm cơ hội tồn tại. Một trong những giải pháp dù không muốn vẫn phải làm là tiếp tục thu hẹp hoạt động, tái cơ cấu lại nhân sự.

SBS dự kiến cắt giảm thêm 40%. Đây là lần cắt giảm nhân sự thứ ba của SBS kể từ tháng 6 năm ngoái. Từ 384 nhân viên, kể cả đợt cắt này, SBS sẽ chỉ còn khoảng 100 nhân viên, chủ yếu giảm ở khối hỗ trợ, tập trung phát triển khối kinh doanh.

Hay như trường hợp của Tổng Công ty Thép Việt Nam (VnSteel) phải cắt giảm công lao động với hơn 3.000 lượt, trong đó có 900 công lao động phải nghỉ việc thường xuyên.

giam-ap-luc-tai-chinh-doanh-nghiep-cat-giam-nhan-su

Theo ông Lê Phú Hưng, Tổng giám đốc VnSteel cho biết hiện VnSteel có 41 đơn vị sản xuất thép trực tiếp với khoảng 14.000 công nhân. Mặc dù đến nay vẫn chưa có đơn vị nào dừng hẳn, đóng cửa hoàn toàn, nhưng rất nhiều nhà máy phải tiết giảm sản xuất, nhiều nhà máy chỉ chạy ban đêm, thậm chí có đơn vị chỉ sản xuất 20 ngày, 10 ngày còn lại bố trí cho công nhân bảo dưỡng thiết bị.

Sản xuất của tất cả các đơn vị thuộc VnSteel trong 6 tháng đầu năm đều không hoàn thành kế hoạch, chỉ đạt từ 45 – 48% so với kế hoạch, nhiều nhà máy bị lỗ vốn”, ông Hưng cho hay.

Như vậy, đây không phải là vấn đề riêng của bất kỳ một doanh nghiệp nào mà là một bài toán lan giải chung của toàn bộ các cấp quản lý. Tuy nhiên, trước khi quyết định cắt giảm nhân sự các doanh nghiệp cần chú ý, tránh những sai lầm đáng tiếc xảy ra. Bởi lẽ, khi cắt giảm nhân sự quá mức, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ bị sụt giảm doanh thu và càng nhanh chóng rơi vào tình trạng phá sản.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại