Thế nhưng vận hạn đã ập đến với Lê Ân khi ông thành lập Công ty Lê Hoàng để triển khai kinh doanh các tài sản thu nợ, đồng thời, VCSB thành lập dự án làng du lịch Chí Linh.
Đại gia Lê Ân bên chiếc siêu xe.
Với hợp đồng chuyển nhượng của VCSB cho Công ty Lê Hoàng, có dư luận nghi ngờ Lê Ân đã lạm quyền khi chi đến 82 tỉ đồng cho Công ty Lê Hoàng (nơi Lê Ân làm Chủ tịch Hội đồng quản trị).Từ nghi ngờ này, cá nhân gửi tiết kiệm tại VCSB đâm ra hoang mang, hàng nghìn người kéo đến VCSB để xin rút tiền trước thời hạn.
Không đủ khả năng đáp ứng lượng tiền mặt của các cá
nhân yêu cầu rút quá lớn, Ngân hàng Nhà nước đặt VCSB vào tình trạng
kiểm soát đặc biệt.
Bãi biển trong khu du lịch Chí Linh
Cùng lúc, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đề nghị khởi tố
vụ án "Cố ý làm trái, lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, lập ngân
hàng huy động vốn nhằm chiếm đoạt tài sản, mất khả năng chi trả" đối với
ban lãnh đạo của VCSB. Đó là vụ án cực kỳ nghiêm trọng, thu hút sự quan
tâm của báo giới lẫn dư luận vào thời điểm đó.
Ngày 28/5/2001, Lê Ân bị tuyên phạt 20 năm tù giam với tội danh "Cố ý làm trái", án phạt chung thân với tội danh "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và án tử hình với tội danh "Lập ngân hàng huy động vốn để lừa đảo". Tổng cộng hình phạt là tử hình. 6 thành viên trong Ban lãnh đạo VCSB cũng chịu các mức án tù giam khác nhau.
Lê Ân làm đơn kháng cáo và giao nộp toàn bộ các chứng từ của VCSB cho Cơ quan điều tra để minh chứng rằng mình vô tội.
May mắn, trong lần kháng cáo này, Lê Ân đã thành công. Các tội danh ban đầu của Lê Ân được giảm xuống thành "Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng", với mức án phạt tù 12 năm.
Theo An ninh Thế giới