Tăng trần giá để tránh thua lỗ
Liên Bộ Tài chính và Giao thông Vận tải đã ban hành mức tối đa khung cước vận chuyển hành khách hạng phổ thông là 5.000 đồng/hành khác/km; đối với hạng phổ thông có cự ly từ 500 km trở lên có giá là 3.000 đồng/hành khách/km (chưa bao gồm thuế VAT).
Văn bản hướng dẫn thực hiện quyết định tăng giá của Cục Hàng không Việt Nam xác định mức trần khung giá cước theo 5 nhóm cự lý vận chuyển áp dụng thống nhất cho các hãng hàng không như sau (áp dụng với 1 vé/1 chiều - PV) : Dưới 500 km là 1.700.000 đồng; từ 500 km - dưới 850.000 km có giá 2.250.000 đồng; từ 850 km - dưới 1.000 km là 2.890.000 đồng; từ 1.000 km - dưới 1.280 km có giá 3.400.000 đồng và từ 1.280 km trở lên áp dụng mức giá 4.000.000 đồng.
Trần giá mới được thẩm định từ phương án giá của các hãng hàng không, đặc biệt là Vietnam Airlines
Trong biểu chi phí với những yếu tố lớn như: giá xăng dầu, thuê máy bay, thuê phi công, bảo dưỡng tàu bay… đều chịu tác động của biến động của tỷ giá ngoại tệ, vì vậy giá cước vận chuyển cũng phải tính toán điều chỉnh tăng lên.
Tuy nhiên, mức giá trần mới công bố được cho là chưa thỏa mãn đối với tất cả các hãng hàng không, vì hồi giữa tháng 9/2011 Vietnam Airlines và Jetstar Pacific đề nghị tăng trần giá vé nội địa lên 1,5 lần so với giá đang khai thác, nhưng hãng hàng không tư nhân Air Mekong muốn tăng lên gấp 2 lần.
Lo ngại biến động giá tiêu dùng!
Việc điều chỉnh giá trần vé máy bay nhằm gỡ khó cho các hãng hàng không tránh khỏi thua lỗ kéo dài, nhưng trong bối cảnh phải kiềm chế lạm phát để ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội thì việc công bố tăng giá vào thời điểm sắp Tết khiến nhiều người lo ngại có thể kéo theo những biến động giá tiêu dùng.
"Công cuộc điều chỉnh lần này vừa phải điều chỉnh về cơ chế, vừa phải có những tính toán hết sức cụ thể về giá thành và được rà soát, kiểm soát".
Tuy nhiên, giới chức trách cho rằng kiềm chế lạm phát để ổn định kinh tế vĩ mô không có nghĩa là phải đóng băng giá cả.
Theo Quỳnh Anh
Dantri.com.vn