Đức chế tạo thành công máy "biến nước thành… xăng dầu"

Huỳnh Linh |

Công ty Sunfire GmbH của Đức đã phát triển một thiết bị có khả năng tổng hợp nước và CO2 thành các nhiên liệu gốc dầu. Họ tin rằng công nghệ này sẽ được cải thiện và có thể triển khai vào năm 2016.

Hiện vẫn chưa có phương pháp nào mô phỏng "cách Chúa Jesus biến nước thành rượu vang", nhưng các kỹ sư hóa học của Đức đã chứng minh họ có thể làm nên những phép màu trong hóa học.

Hiện việc lắp ráp cỗ máy chuyển hóa nước thành xăng đang dần được hoàn thiện.

Công ty Sunfire GmbH của Đức có trụ sở tại Dresden cho biết họ đã phát triển một thiết bị có khả năng tổng hợp nước và CO2 thành các nhiên liệu gốc dầu.

Thiết bị chuyển hóa “năng lượng thành chất lỏng” này biến các loại khí có trong nước thành nhiên liệu hydrocarbon dạng lỏng.

Trả lời phỏng vấn Russia Today (RT), ông Nils Aldag - Giám đốc Tài chính, và cũng là người đồng sáng lập công ty Sunfire GmbH cho biết: “Tôi có thể gọi đây là một phép màu vì nó thay đổi hoàn toàn cách mà chúng ta vẫn thường tạo ra nhiên liệu cho xe hơi, máy bay và cả ngành công nghiệp hóa học”.

Họ hy vọng công nghệ này sẽ tác động lớn tới thị trường nhiên liệu trong tương lai.

Thiết bị điện năng này sử dụng phương pháp tổng hợp Fischer-Tropsch do hai nhà hóa học người Đức Franz Fischer và Hans Tropsch phát triển lần đầu năm 1925.

Phản ứng Fischer-Tropsch (F-T) chuyển khí CO2 không màu, không mùi, không cháy từ nước, và khí hydro từ hơi nước thành các nhiên liệu dạng lỏng như dầu diesel, dầu cho máy bay và các hóa chất khác thông qua quá trình điện phân.

Quá trình chuyển đổi này diễn ra trong các lò phản ứng ở nhiệt độ từ 150-300oC.

Cỗ máy chuyển hóa nước thành nhiên liệu

Tuy nhiên, công nghệ F-T “luôn đắt hơn” so với các nhiên liệu hydrocarbon lỏng thông thường từ dầu hay than đá, ông Aldag báo trước.

“Điều quan trọng là giá trị của nghiên cứu này sẽ phát huy được ở đúng nơi mà bạn sử dụng nhiên liệu”. Sẽ ko còn chi phí vận chuyển dầu thô hay cơ sở hạ tầng tốn kém nữa.

Ông nhấn mạnh: “Bạn sản xuất nhiên liệu ở nơi mà bạn thực sự dùng nó”.

Người ta có thể nghĩ rằng các nhiên liệu thông thường chắc chắn sẽ rẻ hơn rất nhiều, nhưng điều đó còn tùy vào các điều kiện nhất định. Lầu Năm Góc cũng đang nghiên cứu theo hướng này.

Quân đội Mỹ đã tốn 150 USD cho 1 gallon (khoảng 3,8 lít) nhiên liệu từ tảo cho máy bay. Số tiền đó hơn khoảng 3 USD/ gallon so với giá nhiên liệu thông thường dành cho máy bay ở nước này hiện tại.

Dù 150 USD có vẻ khá cao đối với 1 gallon khí đốt, nhưng Mỹ vẫn chi số tiền đó vào nhiên liệu trong suốt chiến dịch ở Afghanistan kéo dài 13 năm. Vì rằng quân đội đã tự ước tính chi phí vận chuyển nhiên liệu đến các cơ sở ở xa là 400 USD/ gallon.

Sunfire tin rằng công nghệ này sẽ được cải thiện hơn nữa và sau khi được cấp phép, họ hy vọng sẽ đưa nó vào khai thác thương mại năm 2016.

Giám đốc Nils Aldag cho rằng công nghệ này có một tương lai tươi sáng, nhưng cũng cần đẩy mạnh ý muốn sử dụng nó nhiều hơn nữa.

“Tôi nghĩ rằng phải mất rất nhiều thời gian nó mới thực sự gây được ảnh hưởng cho địa chính trị.

Điều mà bạn cần biết là số lượng mà những ngành công nghiệp này yêu cầu nhiều đến nỗi rất khó để loại công nghệ như thế tác động được đáng kể chỉ trong một thời gian ngắn”, theo quan điểm của ông Aldag.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin Russia Today (RT). RT hiện có khoảng 1.000 chuyên gia truyền thông trên toàn thế giới.

RT chuyên nắm bắt những câu chuyện và vấn đề thường bị các phương tiện truyền thông bỏ qua để tạo ra những tin tức ở một khía cạnh rất khác biệt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại