Chỉ số S&P 500 tăng 15,94 điểm tương đương 1,29% lên 1.254,19 điểm.
Chỉ số Nasdaq tăng 61,98 điểm tương đương 2,35% lên 2.699,44 điểm.
Cổ phiếu các công ty sản xuất hàng hóa nguyên liệu thô tăng 3,28%; cổ phiếu năng lượng tăng 1,59%; cổ phiếu tài chính tăng 2,03%; cổ phiếu công nghệ tăng 2,64%.
Thị trường lạc quan với thông tin về lợi nhuận doanh nghiệp và những tiến triển trong quá trình giải quyết khủng hoảng nợ công tại châu Âu.
Ông Keith Wirtz, chuyên gia quản lý quỹ tại Fifth Third Asset Management, nhận xét: “Thế giới chưa đến tận cùng. Nếu chỉ cần có một sự thay đổi tâm lý nào dù nhỏ sau 5 tháng thị trường giảm điểm, chắc chắn giá cổ phiếu sẽ phục hồi. Thị trường khao khát muốn có được thông tin khủng hoảng châu Âu đã ở phía sau để có thể tập trung vào tin nội địa tại Mỹ. Kinh tế Mỹ không suy thoái.”
Tính từ đầu tháng 11/2011 đến nay, chỉ số S&P 500 đã tăng 11% và hướng đến tháng tăng điểm mạnh nhất tính từ năm 1991 sau khi giảm 5 tháng liên tiếp. Vào đầu tháng 10/2011, chỉ số S&P 500 thoát ngưỡng của thị trường giảm điểm vào đầu tháng 10/2011 nhờ việc châu Âu đưa ra các biện pháp hỗ trợ các ngân hàng và lợi nhuận doanh nghiệp cao hơn dự báo của giới chuyên gia.
Trong hội nghị thượng đỉnh bàn cách giải quyết khủng hoảng lần thứ 13 tại châu Âu, các nhà lãnh đạo còn kiếm ra cách củng cố cho vai trò của IMF. Tuyên bố chính sách cuối cùng sẽ chưa có sau buổi họp thượng đỉnh sau 2 ngày nữa.
Ông Tom DeMark, người tạo ra các chỉ số đánh dấu giai đoạn thay đổi của thị trường, trong tuần trước khẳng định S&P 500 sẽ tăng lên mức 1.254 điểm sau đó giảm hơn 5%. Phiên hôm qua, S&P 500 ở mức 1.256,55 điểm. Vào tháng trước, ông dự báo khi thị trường bắt đầu giảm điểm ngày 16/09/2011, thị trường sẽ giảm xuống mức 1.076 điểm rồi bật lại. Dự báo của ông đã chính xác khi S&P 500 lập đáy tại 1.074,77 điểm và hồi phục.
Theo Ngọc Diệp
TTVN