Tại thị trường Thượng Hải trong tháng qua, nhân dân tệ chứng kiến mức giảm 0,57% xuống còn 6,3300 nhân dân tệ/USD. Đây là đợt giảm mạnh nhất của đồng tiền này kể từ khi Trung Quốc nhập chung tỷ giá chính thức và thị trường hồi năm 1994.
“Giới đầu tư đang thực sự lo ngại về tương lai của lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc trong bối cảnh khủng hoảng nợ tại châu Âu ngày thêm trầm trọng”, Banny Lam, chuyên gia kinh tế tại CCB, một cơ quan trực thuộc ngân hàng lớn thứ 2 của Trung Quốc.
Ngoài ra, theo ông, mối quan ngại về việc dòng vốn đầu tư sẽ chảy ra nước ngoài, dẫn đến kinh tế Trung Quốc suy giảm cũng khiến các nhà đầu tư không muốn bỏ vốn vào đồng nhân dân tệ.
Tháng 6-2010, Bắc Kinh quyết định điều chỉnh tỷ giá hối đoái giữa nhân dân tệ và USD sau gần hai năm tỷ giá không đổi. Từ đó, nhân dân tệ tăng giá khoảng 8% so với USD. Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ cho thấy Mỹ vẫn chưa hài lòng và đang thể hiện thái độ lo lắng.
Trung Quốc từng bước tăng cường ảnh hưởng của nhân dân tệ để soán ngôi USD.
Trong khi đó, Trung Quốc từng bước tăng cường ảnh hưởng của nhân dân tệ để soán ngôi USD. Lợi thế của Trung Quốc là nhân dân tệ chưa có giá trị chuyển đổi mang tính quốc tế, do đó bước đầu tiên Trung Quốc đã tăng cường sử dụng nhân dân tệ trong giao dịch song phương ở châu Á. Đầu tiên là các giao dịch với đặc khu Hong Kong, kế đến là với các nước ASEAN hoặc các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Nigeria.
Theo nhận định của hãng tin AFP, Trung Quốc đang làm chủ tiến trình thay USD bằng nhân dân tệ. Năm ngoái, giao dịch thương mại quốc tế sử dụng nhân dân tệ tăng lên 8% trong khi năm 2009 chỉ đạt 1%.
Theo 24h