Câu chuyện mới nhất là các chuyên gia quản lý quỹ đầu cơ ở châu Âu cho rằng đồng euro sẽ được neo vào đồng USD với giá trị gần như tương đương. Như vậy, đồng tiền này sẽ rớt giá mạnh so vớitỷ giá1,3 USD đổi 1 euro như hiện tại, kéo theo đó là hàng trăm triệu euro sẽ được in thêm.
Tuy nhiên, việc đồng euro giảm giá chỉ làm tăng lợi thế cạnh tranh của các nước châu Âu hướng về xuất khẩu. Kinh tế eurozone vẫn đứng vững bởi rất nhiều lý do. Bất chấp những căng thẳng trong nước, người dân khu vực không đem tiền ra khỏi châu Âu, thay vì đó họ chỉ chuyển sang những tài sản an toàn hơn. Hơn nữa, các ngân hàng tiếp tục bán các tài sản bằng USD và thu về lợi nhuận. Ngân hàng trung ương của các nước mới nổi cũng giữ euro như một đồng tiền dự trữ.
Trong khi đó, Mỹ và Trung Quốc mới là những nước gặp phải rắc rối. Nếu euro giảm giá, áp lực đè nặng buộc Fed phải thực hiện 1 vòng nới lỏng định lượng tiếp theo để tiếp tục giảm giá USD.
Đồng euro sụp đổ sẽ là tin tồi tệ nhất đối với Trung Quốc, thị trường châu Âu chiếm 18% kim ngạch xuất khẩu của nước này. Trong tháng 4, xuất khẩu sang châu Âu của Trung Quốc đã giảm 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Hơn nữa, có rất nhiều doanh nghiệp châu Âu đặt nhà máy ở Trung Quốc và đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của nước này. Nếu đồng euro yếu đi, họ sẽ trở lại xuất khẩu từ châu Âu thay vì từ các nhà máy đặt tại Trung Quốc.
Kể từ khi khủng hoảng xảy ra, một lần nữa thanh khoản từ thị trường Mỹ trở thành yếu tố đẩy tăng giá cả hàng hóa và tạo ra bùng nổ tín dụng ở các thị trường mới nổi như Brazil. Trong khi thị trường tiếp tục tập trung vào eurozone, vẫn có những xung đột trong hệ thống tiền tệ thế giới.
Ngân hàng trung ương các nước không thể in tiền ngay lập tức. Nước nào đã tốn thời gian và tiền bạc để có được lợi thế cạnh tranh thực sự sẽ có được kết quả xứng đáng.
Theo CafeF.vn