Trước khi "lỡ vận", nhưng ông trùm hàng đầu là niềm mơ ước, tự hào của nhiều người, thậm chí có những người còn làm rạng danh tên tuổi đất nước. Tuy nhiên "hùm thiêng cũng có lúc sa cơ", khi con đường làm ăn không được xuôi chèo mát mái, cuộc sống của họ trở nên khố khó khôn cùng. Nếu nhẹ thì cũng hao tiền tốn của, còn không có thể sẽ không thoát được khỏi vòng tù tội.
Ông trùm tội lỗi của Daewoo
Một thập kỷ trước, Kim Woo-choong là vua của một vương triều do chính ông gây dựng với cả hào quang rực rỡ và ám tối của một kẻ tội đồ. Từ một cậu bé bán báo rong, ông vay mượn 5.000 USD để thành lập xưởng dệt nhỏ năm 1967 với 5 cộng sự. Trong khoảng 3 thập kỷ, ông biến cơ sở này thành một trong những tập đoàn công nghiệp lớn nhất Hàn Quốc, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ôtô, quần áo, sản phẩm điện tử, bất động sản.
Sự thành công của Daewoo được ghi nhận bởi tài quản lý của ông Kim khi biến những công ty trên bờ vực phá sản thành các cỗ máy in tiền. Vào đầu những năm 1990, Daewoo đứng thứ hai trong số các tập đoàn Hàn Quốc về tài sản và thứ ba về doanh thu. Vào thời điểm cực thịnh, Daewoo có 150.000 công nhân, hoạt động trong 600 nhà máy ở Hàn Quốc và nhiều nước khác.
Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 đã làm rung chuyển hầu hết tập đoàn kinh tế của nước này, đồng thời nhấn chìm Daewoo.
Trong khi các tập đoàn phải cơ cấu lại mô hình hoạt động, bán bớt một phần cơ sở để tồn tại, ông Kim Woo-choong lại mắc một sai lầm nghiêm trọng là khai khống tài sản để vay tiền của nhiều ngân hàng với hy vọng cứu Daewoo khỏi sụp đổ dây chuyền. Số tiền khai khống lên tới 30 tỷ USD khiến khoản nợ trái phép các ngân hàng lên mức 10 tỷ USD.
Cơ cấu quản lý tài chính lỏng lẻo cộng với số nợ vay thêm khiến Daewoo càng lún sâu vào khủng hoảng, buộc phải tuyên bố phá sản. Ông chủ tịch tập đoàn lặng lẽ bỏ trốn khỏi đất nước năm 1999, để lại số tiền nợ trên 80 tỷ USD. Chính phủ Hàn Quốc buộc phải tiếp nhận và quản lý Daewoo, sau đó bán một nửa cơ sở sản xuất và chỉ giữ lại những ngành chính.
Ông chủ công ty bán túi ngực “dỏm” PIP bị bắt giữ
Ông Jean-Claude Mas, người sáng lập ra công ty PIP, và Giám đốc điều hành của công ty này Claude Couty đã bị bắt tại nhà riêng ở miền Nam nước Pháp rạng sáng ngày 25/1.
Trước đó, vị chủ tịch 72 tuổi này cũng đã bị Cảnh sát quốc tế (Interpol) và nhiều nước phát lệnh truy nã, sau khi chính thức thừa nhận sử dụng silicon chưa qua thẩm định và xem thường những tác hại có thể gây ra cho sức khoẻ người sử dụng..
Ảnh chụp Jean-Claude Mas sau khi bị bắt giữ.
Trước khi vụ bê bối bị phát giác, PIP từng là công ty sản suất túi ngực đứng thứ ba trên thế giới, xuất khẩu cho 60 công ty ở hầu khắp các châu lục. Thống kê cho thấy trong nhiều năm qua, công ty này đã bán ra khoảng 300.000 túi ngực silicon giá rẻ trên thị trường toàn cầu, trong đó hai thị trường tiêu thụ nhiều nhất là châu Âu và Nam Mỹ.
PIP bị đóng cửa vào tháng 3/2010 sau khi bị phát hiện sử dụng silicon không đạt tiêu chuẩn y tế và túi có nguy cơ nứt vỡ cao hơn các loại khác. Vì vậy, chính phủ nhiều nước đã khuyến cáo những phụ nữ sử dụng túi nâng ngực PIP nên đi phẫu thuật tháo bỏ vì lo ngại một khi túi bị vỡ, chất silicon công nghiệp sẽ thẩm thấu vào cơ thể và sinh bệnh ung thư. Chính phủ các nước tuyên bố sẵn sàng tài trợ một phần hoặc toàn bộ cho việc tháo bỏ các "mối hoạ" này.
Tỷ phú Buffett lỗ hàng trăm triệu USD từ chứng khoán
Tập đoàn Berkshire Hathaway của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett chứng kiến mức lợi nhuận suy giảm khá mạnh trong quý 2 vừa qua. Trong đó, các khoản đầu tư vào chứng khoán phái sinh đã khiến tỷ phú này thua lỗ hàng trăm triệu USD.
Trong thời gian từ tháng 3-6/2011, tập đoàn này đạt mức lợi nhuận 3,11 tỷ USD, tương đương 1.882 USD/cổ phiếu hạng A, giảm 9% so với mức 3,42 tỷ USD, tương đương 2.072 USD/cổ phiếu hạng A cùng kỳ năm ngoái.
Các khoản đầu tư vào thị trường chứng khoán phái sinh là “thủ phạm” gây
ra khoản lỗ 700 triệu USD, kéo lợi nhuận của tập đoàn suy giảm. Đây là các
khoản đặt cược vào sự lên xuống của các thị trường chứng khoán.
Buffett đang rất nóng lòng thực hiện các thương vụ mua lại lớn. Đầu năm nay, một thương vụ trị giá 20 tỷ USD đổ bể và Buffett đã tuyên bố có thể thực hiện một vụ mua lại trị giá trên 30 tỷ USD trong năm 2013 nếu ông không có thương vụ lớn nào trong năm 2012. Tuy nhiên, giới đầu tư cũng không tỏ ra lo ngại về khoản thua lỗ mà Buffett vấp phải ở kênh đầu tư chứng khoán phái sinh.
Vì sự sụt giảm điểm cổ phiếu trên thị trường chứng khoán mà Buffett đã bị tỷ phú người châu Âu Amancio Ortega vượt lên về giá trị tài sản.Ông đã mất vị trí thứ 3 trong danh hiệu người giàu nhất thế giới.
Như vậy chỉ cần có những quyết định sai lầm thì cả khối tài sản trị giá cả tỷ USD cũng sẽ "không cánh mà bay". Thương trường là chiến trường, để không bị rơi vào cảnh thất thế, trước khi đưa ra một quyết định gì thì các nhà đầu tư cần cho những nghiên cứu, tính toán cũng như đưa ra những phương án dự phòng. Có như vậy thì hoạt động kinh doanh của công ty mới phát triển và lớn mạnh.