Trong một báo cáo gửi Bộ Tài chính hôm 30/8, Tổng Cục Hải quan đã đưa ra một loạt các kiến nghị thay đổi cơ chế xuất nhập khẩu nhằm tăng thu ngân sách. Đáng lưu ý nhất là những đề xuất của cơ quan này đều trái ngược với những chính sách siết chặt nhập khẩu hàng tiêu dùng, hàng xa xỉ của Bộ Công Thương đang thực thi hiện nay.
Đối với mặt hàng ô tô, Tổng cục Hải quan cho
rằng, cần sửa Thông tư 20 của Bộ Công Thương theo hướng loại bỏ điều
kiện các nhà nhập khẩu ô tô phải có giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu,
phân phối của chính hãng ô tô sản xuất. Quy định siết chặt nhập ô tô
này đã có hiệu lực từ 26/6/2011.
Việc nới lỏng thủ tục nhằm tạo cơ chế cho các doanh nghiệp nhỏ được nhập khẩu ô tô, tránh sự độc quyền trên thị trường ô tô hiện nay, khi gần như chỉ có những liên doanh FDI vào Việt Nam toàn quyền nhập ô tô ngoại.
Ngoài ra, khi bãi bỏ điều kiện này, chính sách nhập khẩu ô tô thông thoáng hơn sẽ hạn chế được tình trạng gian lận thương mại, buôn lậu, trốn thuế thông qua hình thứcnhập khẩuô tô theo chế độ tài sản di chuyển của người Việt Nam ở nước ngoài được phép hồi hương.
Văn bản thứ hai được cơ quan Hải quan kiến nghị loại bỏ
là thông báo 197 ban hành ngày 6/5/2012 của Bộ Công Thương về hạn chế
nhập các mặt hàngđiện thoạidi động, rượu và mỹ phẩm...
Thực tế thời gian qua, mỹ phẩm khi buộc phải nhập bằng đường biển đã bị giảm chất lượng đáng kể. Ngoài ra, chế độ nhập khẩutự động cho một số mặt hàng đang được Bộ Công Thương áp dụng theo Thông tư 24 ban hành từ 28/5/2010 cũng được đề xuất hủy bỏ.