ĐBQH "truy" cách quản lý điều hành của ngân hàng

thanhthao |

Tại phiên thảo luận 24/10, đa số các ý kiến đại biểu đều quan ngại trước bức tranh ảm đạm của nền kinh tế.

Từ con số 51 nghìn doanh nghiệp được thành lập mới, đại biểu Nguyễn Quốc Bình bày tỏ băn khoăn vì số doanh nghiệp đang tồn tại chưa chắc đã hoạt động, không biết có tiền để trả lương công nhân không? Nhìn tổng thể GDP cũng như tình hình sản xuất kinh doanh đều giảm đã phản ánh năng lực sản xuất của nền kinh tế trong những năm qua.

"Năm 2012 tình hình kinh tế vĩ mô phát triển chưa thực sự vững chắc. Nợ xấu tăng cao, đặc biệt tiền cho vay kém hơn so với huy động. Thực tế trên đã phản ánh sự ngưng trệ của nền kinh tế" – ông Bình phản ánh.

Chia sẻ về giải pháp kinh tế năm 2013 đề ra của Chính phủ, ông Bình cho rằng các giải pháp còn chung chung, chưa đi vào cụ thể và còn mang tính khẩu hiệu. Ông Bình kiến nghị Chính phủ cần đưa ra giải pháp cụ thể để người dân yên tâm.

Ví như lĩnh vực đầu tư công phải cụ thể hóa cắt giảm gì, đầu tư cái gì. Hay tái cấu trúc ngân hàng đến cuối năm 2012 có thể đưa lãi suất về bao nhiêu? Làm thế nào để doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn, lãi suất có thể về 7 – 8% không, hay vẫn giữ nguyên ở mức 15% như hiện nay? Đến hết năm 2012, sang 2013 sẽ cổ phần hóa được bao nhiêu tập đoàn, tổng công ty nhà nước?...

dbqh-truy-cach-quan-ly-dieu-hanh-cua-ngan-hang

Hay việc thực hiện một số ưu đãi trong thời gian qua, Chính phủ đã áp dụng một số chính sách về thuế để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Nhưng đại biểu cho rằng những giải pháp đó chưa thực sự hiệu quả, vì doanh nghiệp có lãi đâu mà nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

Phản ánh về những bất cập trong quản lý kinh tế, đặc biệt đối với lĩnh vực ngân hàng, đại biểu Đinh Xuân Thảo kiến nghị sắp tới ngành công an phải vào cuộc để "thay máu". Ông Thảo nêu vấn đề: "tiền có nhiều nhưng nó chảy đi đâu? Bấy lâu nay tiền chỉ từ ngân hàng này gửi sang ngân hàng kia".

Phản ánh về tình hình sản xuất kinh doanh cũng như sự phát triển của nền kinh tế, đại biểu Trịnh Thế Khiết cũng cho rằng còn tồn tại nhiều bất ổn. Chẳng hạn GDP đã giảm so với với kế hoạch, nhưng thống kê về thu nhập bình quân lại tăng lên. Ông Khiết kiến nghị cần xem xét lại để đưa ra được con số chính xác.

Bên cạnh đó thị trường xuất nhập khẩu hiện nay cũng cần phải chỉ đạo điều hành cho hợp lý hơn. Ví dụ như khi doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đang gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn thì chúng ta lại cho nhập khẩu số lượng lớn thép từ Trung Quốc.

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà cũng tỏ ra quan ngại trước thực trạng tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, số lao động sống bằng tiền bảo hiểm thấp nghiệp tăng 42% so với cùng thời điểm năm trước. Theo bà Hà những những tác động cơ bản đến kinh tế xã hội trong thời gian qua nguyên nhân do việc tái cơ cấu nền kinh tế, ngoài ra cũng phải kể đến sự yếu kém trong điều hành, sự chỉ đạo phối hợp giữa các bộ ngành chưa thực sự hiệu quả, gây hoang mang trong dư luận.

Chia sẻ về những khó khăn của nền kinh tế, đại biểu Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, thực trạng nợ xấu gia tăng trong thời gian qua đang trở thành một thách thức lớn. Bên cạnh đó chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay còn lớn. Quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp, ngân hàng còn chậm và chưa đạt hiệu quả. Công tác phòng chống tham nhũng chưa đạt kết quả như mong muốn, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn.

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho rằng tăng trưởng kinh tế là chỉ tiêu rất quan trọng. Chỉ tăng 1% GDP thôi cũng đã tạo ra được 300 nghìn việc làm mới. Riêng trong lĩnh vực viễn thông, mặc dù cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp trong nước, điển hình như Tập đoàn Viettel, VNPT vẫn đạt doanh thu, lợi nhuận cao trong 9 tháng của năm 2012.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại