Cử nhân bằng đỏ vẫn đi bán hàng dạo

thanhthao |

Tốt nghiệp những trường đại học danh giá nhưng con đường họ đi lại không trải hoa hồng.

Tấm bằng cử nhân có thể là giấc mơ của hàng triệu người, nhưng với một số người lại là quá đỗi tầm thường. Mất thời gian, công sức và tiền bạc cho khóa học của mình nhưng thâm chí họ không hề thấy "tiếc".

1. Cử nhân hai bằng đỏ đi... bán trà đá

Ngô Thị Phương T (cựu sinh viên của Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) 23 tuổi, quê Thái Nguyên.

Hơn 1 năm nay, T là chủ nhân của hai tấm bằng đỏ chuyên ngành Kế toán và chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng nhưng hiện bán trà đá mới là công việc chính mang lại thu nhập hàng ngày cho cô gái này.

T đã từng đi làm cho một ngân hàng với vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân, nhưng một thời gian sau cô xin nghỉ việc. Phương T giải thích: “Mình thấy công việc đó không phù hợp với bản thân, thiên nhiều về kỹ năng hơn là kiến thức chuyên môn mà mình đã học”.

cu-nhan-bang-do-van-di-ban-hang-dao

Sau nhiều lần thất bại, trong khi chờ đợi được đơn vị tiếp theo phỏng vấn, cô quyết định mở quán bán trà đá vì “những công việc tạm thời thường tốn thời gian, công sức và đòi hỏi phải có hợp đồng từ 2-3 tháng trở lên nên có sự ràng buộc, khi mình tìm được việc mới thì không thể nghỉ ngang được. Hơn nữa, bán trà đá mang lại thu nhập khá mà thời gian lại rất linh động, không gò bó”.

Cơ ngơi “kinh doanh” của Phương T đơn giản là chục chiếc ghế nhựa, phích nước nóng, thùng đựng đá, giỏ đựng cốc kèm vài chai nước ngọt, gói kẹo lạc, kẹo cao su, thuốc lá... Những “dụng cụ” ấy và “nghề” bán trà đá tưởng như không có giá trị gì nhưng nó đã giúp Phương T chi trả được phí sinh hoạt hàng ngày và còn dành dụm ra được một khoản tiền làm vốn liếng sau này.

2. Tốt nghiệp báo chí đi bán trà đá

Hà Thanh Thủy (23 tuổi, quê Yên Bái), “bà chủ” quán trà đá nhỏ xíu này, là một cô gái trẻ trung, vui chuyện. Quán của Thủy nằm ngay ngã ba Kim Mã, Đê La Thành, trước cổng đền Voi Phục.

Ngoài trà Ma-rốc là thức uống “đinh”, quán còn phục vụ trà chanh, trà đá và vài thức lặt vặt khác. Tất cả “khuôn” trên một cái bàn con con, vài cái ghế nhựa.

Tốt nghiệp HV Báo chí & Tuyên truyền với tấm bằng loại khá, thời sinh viên, Thủy mải miết đi làm thêm, học thêm các chứng chỉ bổ sung cho chuyên ngành và làm tình nguyện. Cô luôn tâm niệm ra trường sẽ làm đúng ngành học.

cu-nhan-bang-do-van-di-ban-hang-dao

Nhờ nỗ lực, Thủy tìm được công việc mơ ước - làm nhân viên tại một công ty truyền thông có tiếng ở Hà Nội. Nhưng mức lương khá eo hẹp trong khi đó cô vẫn muốn phụ giúp thêm bố mẹ chăm sóc em gái đang học ĐH, và còn nhiều kế hoạch phải làm như học ngoại ngữ, du lịch...

Tình cờ đọc được bài viết về trà bạc hà Ma-rốc trên một diễn đàn du lịch, cái tên là lạ, ngồ ngộ, lại chưa từng nghe thấy ở Hà Nội, cô quyết định thử luôn.

cu-nhan-bang-do-van-di-ban-hang-dao

Cô mở quán với 5 triệu đồng, do hai người bạn nữa cùng “hùn vốn”. Thu nhập của quán bây giờ trung bình cũng 300.000-500.000 đồng/đêm. Hôm “cao điểm”, đông khách có thể lên tới 700.000 đồng.

3. Chàng cử nhân bán rong với giấc mơ cà phê Việt

Trong thời gian gần đây, trên các ngõ ngách của phố cổ Hà Nội, Nguyễn Duy Biểu lầm lũi đạp xe bán cafe dạo.

Sinh năm 1987, Biểu đã tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đồng Nai, nhưng rồi số phận đưa đẩy anh từ cao nguyên Lâm Đồng đến Hà Nội. Sau khi thất bại với quán cà phê đầu tiên, Biểu quyết tâm ra Thủ đô để thực hiện ước mơ truyền bá thói quen uống arabica, loại cà phê anh say mê tìm hiểu trong nhiều năm trời.

cu-nhan-bang-do-van-di-ban-hang-dao

Lịch trình bán rong từ sáng tới 9, 10h tối quanh khu phố cổ, Nguyễn Duy Biểu gặp khá nhiều khó khăn, nhất là khi anh không cất tiếng rao vì ngại làm phiền người khác.

Tuy chỉ là bán dạo, nhưng Nguyễn Duy Biểu cố gắng "chuyên nghiệp" nhất có thể từ thứ nhỏ nhất trở đi. Anh sử dụng loại cốc giấy tự phân hủy "Made in Vietnam", gắn thương hiệu riêng "Acafé" lên từng chiếc cốc và cả chiếc thùng xốp.

cu-nhan-bang-do-van-di-ban-hang-dao

Tự nhận mình là một người lãng đãng, thích gì làm nấy, Nguyễn Duy Biểu cho biết không tiếc tấm bằng cử nhân mỹ thuật vì với anh, bằng cấp không phải là điều quan trọng. Tuy nhiên, với con mắt của người yêu cái đẹp, anh tự nhận thấy công việc mình đang làm cũng có nhiều điểm chung với ngành mỹ thuật. Để làm ra được những cốc cà phê hương vị thơm ngon, bàn tay của người pha chế phải đạt đến độ nhạy cảm nhất định.

"Khi cảm thấy đã truyền bá được phần nào thói quen uống cà phê arabica tại đây, tôi sẽ rời Hà Nội để đến với một thành phố khác, lại đi giới thiệu tới những người khác", anh chia sẻ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại