Chia sẻ về những cảm nhận khi sáp nhập vào SHB, Chủ tịch HĐQT Habubank Nguyễn Văn Bảng đánh giá đây là thương vụ thành công dù ông và những người Habubank tiếc nuối khôn nguôi. Ông Nguyễn Văn Bảng lý giải việc dũng cảm để Habubank sáp nhập vào SHB là vì quyền lợi của cổ đông.
"Dù tôi rất hối tiếc về lịch sử và thương hiệu của Habubank trong hơn 20 năm qua nhưng nếu chỉ vì luyến tiếc mà không dám nhìn thẳng vào thất bại thì không tiến lên được. Cá nhân tôi phải đặt lợi ích của cổ đông lên trên hết. Một khi Habubank đã ở vào vị trí và mức độ cần phải biến đổi thì phải dũng cảm làm vậy", người đứng đầu Habubank chia sẻ.
Với những người Hà Nội, Habubank là một cái tên đọng
lại nhiều ký ức bởi đây chính là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên,
ra đời trong quá trình đổi mới.
Trong kỷ yếu ngân hàng, ông Nguyễn Văn Bảng từng nhớ lại những ngày đầu của thuở hàn vi: “Mới thành lập, Habubank chỉ có 16 cán bộ với số vốn ban đầu 5 tỷ đồng, hoạt động theo hướng chuyên doanh, nay vốn điều lệ đã lên hơn 4.000 tỷ đồng, tổng tài sản tăng từ 7 tỷ đồng lên gần 50.000 tỷ”.
Lơi nhuận Habubank qua các năm tồn tại. Năm 2011, ngân hàng này bắt đầu lỗ. Đơn vị: triệu đồng.
Bà Bùi Thị Mai, Tổng giám đốc Habubank nói về những tháng ngày vàng son một thời của cái tên Habubank: “Những năm 91-92 thế kỷ trước, thời kỳ thị trường tài chính tiền tệ trong nước có thể coi là chao đảo thì Habubank vẫn giữ được thế ổn định để phát triển. Rồi đến thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á năm 97-98, ít nhiều ảnh hưởng đến thị trường tài chính tiền tệ trong nước, Habubank vẫn vượt qua được thử thách, thu được thành công”.
Tuy nhiên, những ngày trước mặt đối với cán bộ - công
nhân viên của Habubank thật khó khăn bởi cái tên Habubank cùng logo hình
ngôi nhà gắn bó với họ suốt hơn 20 năm qua sắp biến mất. Bản thân các
nhân viên cũng không ngờ phải chia tay cái tên Habubank trong hoàn cảnh
này.
Nhiều người buồn cho cái kết sau 2 thập kỷ tồn tại của Habubank