Hôm nay (13/11), theo lịch trình của cuộc họp Quốc hội, phiên chất vấn các vị bộ trưởng sẽ được tiếp tục với việc đăng đàn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Sau khi Bộ trưởng Bộ Xây dựng kết thúc phần trả lời, Thống đốc Nguyễn Văn Bình là người tiếp theo "đăng đàn" trả lời những vấn đề "nóng" như nợ xấu, quản thị trường vàng, tái cơ cấu ngân hàng...
Trả lời ý kiến của đại biểu quốc hội Dương Hoàng Hương (Phú Thọ) về việc chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, thống đốc lý giải rằng: chỉ cần có sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới lên đến 400 nghìn đồng/lượng là các đối tượng buôn lậu đã tiến hành gom vàng tại các thị trường chợ đen, đẩy giá chênh lệch lên cao. Trước khi NĐ 24 có hiệu lực, lượng vàng buôn lậu tới 10 – 20 tấn vàng/năm.
Hành động này đã khiến cho tỉ giá thị trường chợ đen tăng cao, thị trường chính thức tăng lên làm ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu. Dù không phải là mặt hàng thiết yếu nhưng vàng lại có vai trò quan trọng
trong kinh tế vĩ mô nên ngân hàng nhà nước đã nhập vàng để kéo giá chênh lệch
ngắn lại.
Và hiện tại, trên cả nước có trên 12 nghìn cửa hàng kinh doanh vàng miếng, môi trường pháp lý của nước ta không rõ ràng nên đã gây ra nhiều khiếm quyết trong thị trường.
Việc nhà nước ban hành quyết định nhà nước độc quyền vàng miếng thì đã có bước đầu đạt được thành tựu: nhập lậu vàng đã giảm, giá vàng trong nước và quốc tế đã dần được cải thiện. Dù giá vàng có sự chênh lệch nhưng nó không ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô.
Vấn đề nợ xấu: từ 8/2011 Ngân hàng đã thấy nguy cơ nợ xấu. Với diễn biến của kinh tế vĩ mô thời gian tới nên đã đẩy nợ xấu lên cao. Cần có giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đê này. Số liệu nợ xấu của đất nước hiện tại là 8,82%. Trong giai đoạn từ 2008 tới nay nó đã liên tục tăng nhanh.
Có 5 nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng nợ xấu: Tại các tổ chức tín dụng cho vay, các DN đi vay, cơ chế chính sách vĩ mô và phát triển ngành, môi trường điều kiện trong và ngoài nước, do công tác thanh tra giám sát trong nhiều lĩnh vực.
Để giải quyết vấn đề này, theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, Ngân hàng thương mại có trách nhiệm
lớn nhất. NHNN có trách nhiệm về cơ chế chính sách và thanh tra giám
sát. Ngoài ra, cần làm tốt việc trích lập quỹ dự phong rủi ro. Cần có sự phối hợp giữa các bộ, các ngành để giải quyết vấn
đề được triệt để.