Casino vào Việt Nam: Lời cảnh báo từ sân golf và… trường đại học

daquynh |

Cần phải tỉnh táo nhìn vào "những vết xe đổ" từ các dự án sân Golf và trường đại học để Casino có thể hoạt động hiệu quả ở Việt Nam.

Trong khi ông chủ “tập đoàn ăn chơi” Las Vegas Sands nói không có casino thì không có khu tổ hợp giải trí, giới kinh tế trong nước cảnh báo về một “trào lưu” casino như đã từng xảy ra vơi sân golf, cảng biển hay trường đại học. Nhiều chữ “nên” và một chữ “nếu”.

Marina Bay Sands ở Singapore, "con gà đẻ trứng vàng" của Las Vegas Sands

Đó không phải là một dự án “luôn và ngay”, bởi từ dự định thành hiện thực (nếu có) vẫn là một con đường dài với nhiều sự thay đổi và thách thức về hành lang pháp lý và năng lực quản lý.

Hẳn đó là điều mà Chính phủ và cả giới kinh tế không thể không lưu tâm. Trao đổi với PV câu đầu tiên mà chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh khẳng định là “nên, và rất nên” cho phép casino vào Việt Nam. “Hãy coi đó như một ngành giải trí, và tốt nhất là hãy để casino nằm trong một tổ hợp nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí thống nhất”, ông Ánh nói.

 Thêm vào đó, mỗi khu phức hợp của Las Vegas Sands sẽ mở ra cơ hội việc làm trực tiếp và gián tiếp cho 12.000 - 14.000 người, điều mà ông chủ của Sands cho là tạo cơ hội cho người nghèo thay vì “móc túi” của họ.

Tuy nhiên, đằng sau những yếu tố bổ trợ cho chữ “nên”, T.S Vũ Đình Ánh cũng đặt ra nhiều chữ “nếu”. “Tôi đã từng đi Macau, Singapore nơi ngành công nghiệp giải trí nói chung và casino nói riêng rất phát triển, và tôi thấy nó rất tốt, mang lại nhiều tiền. Chúng ta cũng nên làm nếu có cơ hội, nếu quản lý được hoạt động của ngành công nghiệp này”, ông Ánh nói thêm.

Có không ít lo ngại về an ninh xã hội cũng như sự len lỏi của tội phạm trong cuộc chơi được coi là nhạy cảm này. Tuy nhiên, ông Ánh cho rằng các nước văn minh như Mỹ, Singapore… đều quản lý được và Việt Nam (nếu có sòng bạc) không phải sáng tạo gì về cơ chế quản lý mà chỉ việc học theo là đủ.

Tránh vết xe đổ của sân golf, trường đại học Cũng như nhiều chuyên gia kinh tế khác, cảnh báo lớn nhất của TS Vũ Đình Ánh là đừng để việc đầu tư các phức hợp giải trí có casino trở thành trào lưu như sân golf một thời.

Mặc dù “ông trùm casino” Adelson trấn an rằng casino chỉ chiếm 2-4% tổng diện tích khu phức hợp, nhưng mô hình đó có vẻ như khá trùng khớp với các dự án sân golf biến thể thành… biệt thự, resort và đất nền đã từng bị “tuýt còi” ở nhiều tỉnh trong những năm qua.

Theo Dân Trí

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại